Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thụy Điển chuyển tên lửa chống hạm cho Ukraine

Chính phủ Thụy Điển ngày 2/6 cho biết sẽ tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine, bao gồm vũ khí chống tăng và tên lửa chống hạm.

"Trong tình đoàn kết với Ukraine, và là một phần của phản ứng quốc tế với các hành động của Nga, chính phủ nhận thấy nhu cầu tiếp tục hỗ trợ Ukraine", tuyên bố của Bộ Tài chính Thụy Điển cho biết.

Bộ này nói thêm đã đề trình dự thảo ngân sách lên quốc hội, với việc vốn phân bổ cho ngân sách chính phủ trung ương sẽ tăng thêm 1 tỷ SEK (102 triệu USD) trong năm 2022, Reuters đưa tin.

Bộ trưởng Tài chính Mikael Damberg và Bộ trưởng Quốc phòng Peter Hultqvist ngày 2/6 cho biết sẽ viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine, bao gồm tên lửa chống hạm, súng trường, vũ khí chống tăng và các khí tài quân sự khác, song không đề cập loại vũ khí cụ thể.

thuy dien vien tro vu khi cho ukraine anh 1

Binh lính Thụy Điển thử nghiệm tên lửa chống tăng AT-4 do nước này sản xuất. Ảnh: Lực lượng Vũ trang Thụy Điển.

Hồi tháng 2, Stockholm thông báo sẽ gửi 10.000 vũ khí chống tăng, cùng mũ và giáp bảo hộ cho Ukraine.

Thụy Điển, cùng Phần Lan, đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khi đó cho biết quá trình xét duyệt sẽ diễn ra nhanh chóng.

Tuy vậy, hai nước Bắc Âu đang gặp rào cản, khi Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ việc gia nhập. Ankara cáo buộc Thụy Điển và Phần Lan tài trợ cho các nhóm người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố.

Nga tung video pháo kích vào trận địa súng cối của Ukraine Bộ Quốc phòng Nga ngày 31/5 đăng video khẩu đội pháo D-30 122 mm của lực lượng lính dù Nga tấn công vào trận địa súng cối, khí tài và công sự phòng thủ của Ukraine.

Ông Erdogan cương quyết ngăn Phần Lan, Thụy Điển vào NATO

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ không ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển vào NATO, trừ khi hai nước Bắc Âu thay đổi lập trường về các quan ngại an ninh của Ankara.

Lực lượng chiến binh khiến nội bộ NATO mâu thuẫn

Sự ủng hộ của Thụy Điển và Phần Lan đối với lực lượng người Kurd ở Syria được xem là nguyên nhân chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ phản đối 2 nước này gia nhập NATO.

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm