Craig Smyth, giám đốc Dịch vụ Hàng không Toàn cầu (WFS), một trong những công ty vận tải hàng hóa bằng đường hàng không lớn nhất thế giới, đã bác bỏ triển vọng xấu đi của thương mại thế giới, cho rằng sự gia tăng của thương mại điện tử và nhu cầu giao hàng sớm hơn đang thúc đẩy sự thay đổi dài hạn theo hướng chuyển các mặt hàng bằng máy bay.
Craig Smyth nói rằng vận tải hàng hóa bằng hàng không ngày càng được hưởng một chức năng quan trọng hơn khi các đội vận tải bổ sung đầu tư vào các đội máy bay.
“Chúng tôi rất vui mừng về sự phát triển. Giao hàng mua trực tuyến hiện chiếm 1/5 lượng hàng hóa mà WFS đang chuyển ở một số quốc gia trên thế giới.”
Trong năm 2021 lượng hàng vận tải bằng đường hàng không đã tăng 18,7% so với năm trước. Ảnh Bloomberg |
Vào tháng 9 tại Singapore, Sats đã hoàn thành thương vụ mua lại WFS trị giá 1,2 tỷ EUR, một thương vụ sẽ tạo ra nhóm doanh nghiệp vận tải có số lượng hàng hóa lớn nhất thế giới.
Cùng với đó, tập đoàn vận tải container lớn nhất thế giới, công ty Vận tải biển Địa Trung Hải (MSC) có trụ sở tại Geneva, cũng đang chuẩn bị triển khai dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đầu tiên trong những tháng tới, sau khi mua lại phần lớn cổ phần của ITA Airways.
Hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon, mà Smyth đề cập là khách hàng của WFS, cũng đã tăng cường đội máy bay cá nhân của mình, hoạt động trung bình 164 chuyến bay mỗi ngày tính đến cuối của 12 tháng qua.
Các khoản đầu tư này cho thấy sự gia tăng nhu cầu đối với việc giao hàng bằng đường hàng không, một lựa chọn thường được dành cho các mặt hàng có giá trị cao so với vận tải đường biển.
Với sự gia tăng mua hàng trực tuyến trong suốt thời gian đóng cửa, nhiều nhà bán lẻ đã chuyển sang đường hàng không để tránh khỏi tắc nghẽn tại các cảng biển.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, trong năm 2021 lượng hàng vận tải bằng đường hàng không đã tăng 18,7% so với năm trước. Khối lượng đạt mức tốt nhất trong vòng 10 năm.
Dù vậy không phải là không có những khó khăn. Trong những tháng gần đây, nhu cầu lẫn khối lượng hàng hóa đã giảm xuống dưới mức trước đại dịch.
IATA nêu lý do đến từ việc tiếp tục đóng cửa ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhu cầu về các mặt hàng, và cuộc xung đột Nga - Ukraine đã có thêm các đường hàng không bị cấm hoặc cắt giảm.
Tuy nhiên, Smyth đã bác bỏ những ảnh hưởng này đối với thương mại thế giới và cho đó chỉ là "hiệu ứng tạm thời".
Ông thừa nhận rằng WFS nhận thấy khách hàng đang thắt chặt chi tiêu và thu nhập trong nửa cuối năm 2022 được dự đoán sẽ không đổi so với 12 tháng trước đó nhưng theo dài hạn thị trường này vẫn sẽ tăng trưởng.
"Cho dù là 10%, 15% hay 5%, thì thương mại điện tử vẫn sẽ có sự tăng trưởng”, Smyth cho hay.