Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thưởng 50 triệu báo tin chất cấm chỉ là động viên

Trưởng phòng thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phạm Tiến Dũng cho biết, việc thưởng cho cá nhân, đơn vị tố giác hành vi sử dụng chất cấm theo quy định về mua tin.

- Trong họp báo thường kỳ, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ thưởng tối đa 50 triệu đồng cho người tố giác hành vi sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi. Vậy, trường hợp như thế nào được thưởng tối đa?

- Những cá nhân, đơn vị báo tin là người có trách nhiệm với cộng đồng. Nhiều người đã gọi cho tôi báo tin mà bảo không nhận tiền thưởng. Có thể nói đây là khoản tiền mang tính động viên. 

Song, nếu thông tin tố giác có quy mô và mức độ vi phạm lớn, việc thưởng sẽ không thành vấn đề, tối đa là 50 triệu đồng. Đây là mức quy định trong đợt cao điểm cuối năm.

Ngoài ra, theo thông tư 153 của Bộ Tài Chính về quy định mua tin, căn cứ vào tình hình mỗi tin có thể thưởng tối đa 50 triệu đồng.

Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ảnh: Ngọc Lan.

- Với tin hoang báo thì Bộ NN&PTNN xử lý ra sao? 

- Các tin người dân thông báo, tố giác phải có sự đánh giá, kiểm soát, xác minh của cơ sở, chi cục, lực lượng cảnh sát môi trường, cảnh sát kinh tế các cấp, địa phương...

Tuy nhiên, sự phản hồi từ phía người dân chưa nhiều. Rất nhiều thông tin tố giác qua đường dây nóng còn phải kiểm chứng. Hiện tại, cơ quan chức năng phải đôn đốc đơn vị chịu trách nhiệm, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền.

Hiện nay, Việt Nam nhập nhiều thứ để làm dược phẩm, khi vào Việt Nam lại được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Vấn đề đầu tiên là cần hạn chế nhập và quản lý sử dụng nguồn dược phẩm. Vấn đề thứ hai, rõ ràng các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng chất cấm là những đơn vị lớn nên tôi nghĩ cần phải tăng cường kiểm tra. Với những doanh nghiệp như thế, nếu chúng ta kiểm soát ngặt nghèo, có hệ thống hơn và xử phạt nghiêm minh thì sẽ giảm nguy cơ đi nhiều.

Việc kiểm soát chỉ là một phần, sử dụng chuỗi giá trị, dán nhãn… để nếu người tiêu dùng phát hiện, không mua sản phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến người sản xuất. Việt Nam nhập nhiều nguyên liệu thông qua tiểu ngạch, giờ phải nhập chính ngạch mới quản lý được. Như thuốc nhập chính ngạch mà sau chuyển sang dùng trong thức ăn chăn nuôi có thể quản lý được. Cái này liên quan đến nhiều bộ, ít nhất có ba bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương. Bộ Nông nghiệp giờ siết chặt quản lý và đang đề nghị Bộ Y tế quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu làm thuốc.

Ông Đào Thế Anh, Phó chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam

Lan Dung (ghi)

- Các vụ phát hiện thực phẩm bẩn, sử dụng chất cấm lớn do người dân báo hay cơ quan chức năng tự điều tra, tỷ lệ nào cao hơn?

- Việc thông tin tố giác hành vi sử dụng thực phẩm bẩn, chất cấm qua đường dây nóng của Bộ Nông nghiệp còn khá mới. Còn thông tin từ địa phương cũng đã có song chưa nhiều. Hiện nay, các địa phương đang nỗ lực, đẩy mạnh trong đợt cao điểm này.

Mới đây, một cá nhân tố giác hàng vi sử dụng chất cấm ở Hoài Đức (Hà Nội) được thưởng nóng 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, Bộ đã có bằng khen cho cá nhân.

Bộ cũng đã mời cả trạm thú y Hoài Đức, công an kinh tế địa phương đến để nắm tình hình. Qua đó, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục điều tra, mở rộng tình hình trên địa bàn.

- Liệu có xảy ra trường hợp tố giác chơi xấu từ việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành với nhau?

- Có những vấn đề mà Bộ không thể đáp ứng ngay được. Những nghi vấn mà người dân phản ánh phải có thời gian xác minh. Nếu như chỉ nghe từ một phía tố giác mà cơ quan chức năng vào cuộc luôn là rất nguy hiểm. Do đó, đoàn thanh tra, kiểm tra.... phải đồng bộ vào cuộc làm rõ để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tất cả các thông tin tố giác hành vi sử dụng thực phẩm bẩn, chất cấm trong sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi đều rất tốt, là việc làm chân chính.

Những doanh nghiệp chân chính sẽ luôn muốn tố giác những cá nhân, đơn vị làm ăn không lành mạnh. Còn đương nhiên, những cá nhân, đơn vị bị tố giác sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định. 

Phát hiện hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể được thưởng tối đa 50 triệu đồng. Ảnh: N.L.

- Vậy nguồn tiền thưởng lấy từ đâu?

- Tiền thưởng cho hành vi tố giác chuẩn xác do Bộ trưởng quy định theo nguồn tài chính.

- Ông nghĩ gì về hiệu quả của việc khuyến khích người dân tố giác với hỗ trợ tiền?

- Việc tố cáo hành vi sử dụng thực phẩm bẩn, chất cấm trong thức ăn chăn nuôi không phải làm vì tiền mà là trách nhiệm cộng đồng. Việc thưởng nóng là hình thức động viên, được ghi nhận chứ không phải vì phần thưởng. Ý thức của người dân hiện nay là rất tốt.

Cảm ơn ông!

Tình trạng nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng chất cấm, hoá chất ngoài danh mục cho phép gia tăng ở mức báo động.  Bộ NN&PTNT đã công bố đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin của nhân dân phản ánh về các hành vi vi phạm trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi nêu trên, có thể liên hệ qua đường dây nóng theo số điện thoại: 08042526 hoặc 0917808113, gửi thư điện tử đến địa chỉ: thongtinvipham@mard.gov.vn.

Ngoài ra, nhân dân cũng có thể liên hệ trực tiếp với Thanh tra Bộ NN&PTNT theo địa chỉ: Tầng 3, nhà B6, số 2 phố Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 105/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2013/TT-Bộ Tài Chính về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt hành chính: Chi phí mua tin (nếu có):

- Mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước (nếu có) và tối đa không quá 5.000.000 đồng. Riêng đối với xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, mức mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước (nếu có) và mức tối đa không quá 50.000.000 đồng.

Phát hiện hành vi sử dụng chất tạo nạc trong thủy sản

Theo ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành (Bộ NN&PTNT), mới đây, cơ quan chức năng đã phát hiện hành vi sử dụng chất tạo nạc cho thủy sản.

 

Ngọc Lan (thực hiện)

Bạn có thể quan tâm