Những bức hình đầu tiên xuất hiện trong giai đoạn tháng 9/2010 đến tháng 12/2011. Hình ảnh chụp từ vệ tinh xác nhận tháng 7/2013 các khẩu pháo này vẫn nằm ở vị trí đó.
Trung Quốc có truyền thống quan tâm tới việc chế tạo pháo cao xạ tầm xa. Vào thập niên 1970, Trung Quốc đã thử nghiệm loại siêu pháo Xianfeng trong dự án đánh chặn tên lửa 640. Chương trình này bị hủy vào thập niên 1980.
Trong thập niên 1990. Trung Quốc đã xây bệ thử, tương tự như siêu pháo Babylon của Iraq do kỹ sư Canada, Gerald Bull thiết kế. Ông Bull trong thập niên 1980 đã tích cực tham gia thiết kế các hệ thống cao xạ siêu xa của Trung Quốc. Công việc này do Cục thiết kế cao xạ thực hiện.
Pháo cao xạ ở thành phố Bao Đầu (Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc) có thiết kế tương tự như Babylon – theo lý thuyết có thể vươn tới mục tiêu ở khoảng cách siêu xa, hay bắn hạ các vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp.
Mặc dù các hệ thống cao xạ trên về khái niệm tương tự như siêu pháo của ông Bull, song nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không sử dụng chúng để chế tạo cao xạ tầm siêu xa hay tiến hành các hoạt động chống vệ tinh, vì họ đã chế ra loại tên lửa đạn đạo cho những mục đích này.
Theo trạng mạng Nga, Trung Quốc có thể sử dụng các thiết bị cũ kỹ này để thử nghiệm đạn pháo cao xạ sức công phá lớn. Ngoài ra, các thiết bị đó cũng có thể là nguyên mẫu súng điện từ.
Thực hư siêu pháo diệt vệ tinh của Trung Quốc
Trang mạng quân sự của Nga hôm qua đăng ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hai khẩu đại bác khổng lồ gắn trên các bệ bê tông và đặt nghi vấn về việc Trung Quốc sử dụng chúng để thử nghiệm đạn tốc độ cao tầm bắn xa.
Theo Báo Tin Tức