Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Thực đơn 14 ngày giãn cách của tôi

Sau một thời gian loay hoay, tôi đã tự biết cách nấu nướng ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội.

bua sang,  banh mi,  thuc pham anh 1

Sau một thời gian loay hoay, tôi đã tự biết cách nấu nướng ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội.

Tôi không phải là người thích nấu nướng. Trước thời gian giãn cách xã hội, tôi thường xuyên ăn ngoài hàng hoặc đặt thức ăn về nhà.

Sau khi hàng quán đóng cửa hết, tôi buộc phải tự nấu ăn. Ban đầu do không cách biết sắp xếp thời gian và chuẩn bị nguyên liệu, tôi rất căng thẳng với việc nấu nướng. Ăn uống không điều độ khiến tôi bị đau dạ dày, thường xuyên mệt mỏi vì đói.

Sau đó, tôi phải tự tìm cách để nấu ăn tại nhà cho ngon lành, tiện lợi. Các món ăn tôi làm đều khá đơn giản nhưng đủ chất. Việc đổi món thường xuyên khiến tôi ăn ngon miệng và vui vẻ hơn.


Chuẩn bị nguyên liệu

Tôi đã học được nhiều cách để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh từ các kênh nấu ăn Hàn Quốc như Hamimommy, Haegreendal. Ngoài ra, tôi cũng tham khảo thêm thông tin từ bạn bè, người thân.

Tôi thấy công đoạn sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Điều này giúp việc nấu ăn tiết kiệm thời gian và tránh lãng phí thực phẩm.

bua sang,  banh mi,  thuc pham anh 2 bua sang,  banh mi,  thuc pham anh 3 bua sang,  banh mi,  thuc pham anh 4

Dưới đây là một số kinh nghiệm của tôi:

  • Đi siêu thị 2 lần/ tuần. Mua đủ thịt, rau, trứng để ăn 3-4 ngày.
  • Rửa sạch các loại thịt, cắt miếng vừa ăn rồi cất vào hộp nhựa để trữ đông. Mỗi hộp cần chú thích để dễ phân biệt.
  • Rau mua về nhặt sạch rồi gói gọn lại bằng giấy xi măng hoặc màng bọc thực phẩm.
  • Các loại củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt có thể để nơi thoáng mát. Sau 2-3 ngày khi đã ăn hết rau thì cất củ vào tủ lạnh đã trống chỗ.
  • Các loại rau thơm cũng nhặt sạch, phân loại rồi cất vào hộp nhựa, để ngăn mát. Hành ngò nhờ vậy vẫn tươi ngon sau 1 tuần.
  • Trái cây rửa sạch, chờ ráo nước rồi để tủ lạnh. Sau 4-5 ngày, nếu ăn không hết có thể cắt miếng nhỏ rồi trữ đông để dành làm sinh tố.
  • Hành, tỏi băm nhỏ cất vào hộp nhựa, để ngăn mát dùng dần.
  • Đồ ăn còn thừa nên cất vào hộp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc lại.
  • Trữ đông nước hầm xương, nước luộc gà để nấu canh hoặc nấu mì ăn sáng.


Chuẩn bị bữa sáng

Nhiều người thường bỏ bữa sáng vì lười nấu nướng cầu kỳ. Tuy nhiên, tôi đã nghĩ ra cách để chuẩn bị bữa sáng trong 10 phút với những nguyên liệu rất đơn giản.

Chúng gồm có:

  • Granola
  • Ngũ cốc
  • Sữa chua
  • Bánh mì sandwich
  • Các loại bơ hạt như bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, bơ hạt điều
  • Mì gói, miến gói
bua sang,  banh mi,  thuc pham anh 5 bua sang,  banh mi,  thuc pham anh 6

Nhờ vậy, tôi có rất nhiều lựa chọn cho bữa sáng:

  • Granola và ngũ cốc ăn cùng sữa chua và trái cây tươi.
  • Bánh mì sandwich ăn với trứng hoặc bơ hạt
  • Sinh tố trái cây ăn cùng với hạt chia và granola.
  • Mì gói, miến gói ăn với nước xương hầm được trữ đông.
bua sang,  banh mi,  thuc pham anh 7

Xoay vòng các loại nguyên liệu và tôi đã có những bữa sáng bổ dưỡng mà không cần tốn nhiều công sức. Với trứng, bạn có thể chế biến nhiều cách khác nhau như trứng ốp la, trứng chần, trứng đánh để đổi vị. Sinh tố cũng có thể cho thêm các loại rau như rau chân vịt, cải kale để có thêm chất xơ.

Cuối tuần khi có thời gian, tôi làm pancake với nguyên liệu đơn giản bao gồm bột mì, trứng, sữa.


Cơm ngày 2 bữa

Vì nhà chỉ có 2 người, sức ăn không nhiều nêu tôi ưu tiên các món ăn đơn giản. Thông thường, tôi sẽ nấu 1 món kho - xào thêm rau luộc hoặc canh. Ngoài hai món chính, tôi bổ sung thêm một món ăn kèm đơn giản như dưa leo, kimchi, đậu trắng… để bữa ăn đa dạng.

Thông thường, một bữa ăn tôi nấu mất 30-45 phút. Tôi tận dụng nồi chiên không dầu để làm nóng bánh mì, nướng thịt rất tiết kiệm thời gian.

Sau khi làm thành công một số món đơn giản, tôi bắt đầu thử nấu các món như bánh mì xíu mại, spagetty, cà ri, cơm trộn Hàn Quốc để đổi vị. Các món này không quá phức tạp với nguyên liệu dễ tìm được ở tất cả các siêu thị.

Bạn có thể tham khảo thực đơn 14 ngày của tôi dưới đây:

Ngày 1:

- Rau muống luộc, sườn non sốt chua ngọt, đậu trắng

- Gà kho gừng, lòng gà xào mướp và nấm, dưa leo

Ngày 2:

- Salad trái cây ăn kèm với thịt nướng

- Đậu ve luộc, sườn non sốt chua ngọt, bơ chấm mắm

Ngày 3:

- Tôm rim, canh cà bung, dưa chua

- Mì xào hải sản

Ngày 4:

- Miến măng gà

- Trứng chiên nấm, thịt bò xào hoa thiên lý

Ngày 5:

- Nui xào bò

- Cơm trộn kiểu Hàn Quốc

Ngày 6:

- Trứng chiên thịt, bầu nấu tôm, dưa leo

- Miến sườn hầm rau củ

Ngày 7:

- Miến xào kiểu Hàn Quốc (Japche)

- Thịt ba chỉ kho trứng, canh khổ qua

Ngày 8:

- Gà kho gừng, cà tím nướng mỡ hành, dưa leo

- Spagetty sốt cà chua và bò bằm, salad trái cây

Ngày 9:

- Bầu luộc, gà kho gừng, lòng gà xào nấm

- Cơm tấm trứng và thịt cốt lết, canh mồng tơi với ngao

Ngày 10:

- Mực xào chua ngọt, canh sườn hầm

- Thịt ba chỉ cháy cạnh, rau muống luộc

Ngày 11:

- Gỏi nấm chay, canh kim chi thịt bò Hàn Quốc

- Cà ri gà, bánh mì

Ngày 12:

- Cá kho, trứng hấp nấm, bông cải xanh luộc

- Spagetty sốt cà chua và bò bằm, salad trái cây

Ngày 13:

- Kimbap thịt bò

- Cá kho, đậu ve luộc, măng xào

Ngày 14:

- Bò xào cải chua, rau dền luộc, dưa leo

- Thịt xíu mại sốt cà chua, bánh mì

Mai Đăng

Bạn có thể quan tâm