Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng: Vụ nhà 8B Lê Trực chứng tỏ quản lý yếu kém

Trước sai phạm ở dự án cao ốc 8B Lê Trực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là yếu kém.

Trao đổi với báo chí chiều 29/10 về sai phạm ở dự án 8B Lê Trực, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã thông tin ban đầu về kết luận của Thủ tướng. Theo ông Nên, trong một tháng qua, UBND Hà Nội cùng các ngành chức năng đã tập trung chỉ đạo xử lý. 

Ngày 26/10, Chính phủ mời lãnh đạo thành phố, Bộ Xây dựng và các Bộ ngành liên quan báo cáo để có kết luận.

Cao ốc 8B Lê Trực. Ảnh: Công Khanh.
Cao ốc 8B Lê Trực. Ảnh: Công Khanh.

Toàn kết luận sẽ được công bố trong thời gian tới. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nên cũng cung cấp nội dung tóm tắt.

"Thủ tướng kết luận, nói gì thì nói, để một tòa nhà to, xây dựng ở vị trí trung tâm đến mức như thế chúng ta mới phát hiện vi phạm và xử lý thì thấy rằng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chúng ta yếu kém, cần có biện pháp khắc phục ngay", ông Nên cho biết.

Về các nội dung khác, Thủ tướng kết luận thủ tục cấp giấy phép được UBND Hà Nội và Bộ Xây dựng xem xem kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã cố tình vi phạm pháp luật

"Tính chất vi phạm nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm", ông Nên trích lời Thủ tướng.

Cũng theo nội dung kết luận, Thủ tướng yêu cầu đình chỉ ngay các hoạt động xây dựng. Chủ đầu tư phải có phương án khắc phục sai phạm của mình và được UBND Hà Nội theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là phương án khắc phục theo đúng giấy phép được cấp.

"UBND Hà Nội tiếp tục chỉ đạo thanh tra trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm vi phạm nếu có", Bộ trưởng Nên nói.

Liên quan tới thông tin về dự án, trong ngày 29/10, Thanh tra Chính phủ cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo các Cục chức năng theo dõi, giám sát việc xử lý vi phạm.

Theo báo cáo của UBND Hà Nội, dự án cao ốc 8B Lê Trực có nhiều sai phạm. Cụ thể, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư không thực hiện (hiện đã xây dựng thẳng đến mái). 

Phần giật cấp đầu hồi phía đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m, công trình giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía tây nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn.

Theo Giấy phép xây dựng, chiều cao công trình đến đỉnh tum thang là 53 m nhưng chủ đầu tư tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây dựng thêm tầng 19; tổng chiều cao thực tế khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). 

Về diện tích sàn xây dựng khoảng 36.000 m2 (GPXD là 29.874 m2) tăng khoảng 6.126 m2.

UBND TP Hà Nội khẳng định, những vi phạm xây dựng của chủ đầu tư về quy mô, khối tích công trình cả về chiều cao và chiều rộng là vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hình dáng công trình và không gian kiến trúc khu vực.

Cao ốc 8B Lê Trực xây vượt phép 16 mét

Theo UBND Hà Nội, chủ đầu tư tòa nhà đã tự ý tăng chiều cao, xây dựng thêm tầng dẫn đến tổng chiều cao thực tế lên tới 69 mét.

Tòa nhà 8B Lê Trực: Kịch bản nào để 'cắt ngọn'?

Theo các luật sư, trong trường hợp tòa nhà số 8B Lê Trực bị phá dỡ phần sai phép thì các khoản phí phá dỡ chủ đầu tư sẽ phải chịu.

Nguyễn Hưng

Bạn có thể quan tâm