Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven từ chức

Sau khi thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven hôm 28/6 cho biết ông sẽ từ chức. Thủ tướng kế nhiệm sẽ do chủ tịch quốc hội ấn định.

"Tôi đã yêu cầu được miễn nhiệm chức vụ thủ tướng", ông Stefan Lofven nói trong một cuộc họp báo hôm 28/6. "Đây là quyết định khó khăn nhất mà tôi từng đưa ra trên chính trường".

Sau khi thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do đảng Cánh tả khởi xướng, ông Lofven có hai lựa chọn: Hoặc từ chức trong ngày 28/6, hoặc kêu gọi tổ chức bầu cử sớm để nuôi hy vọng bảo toàn quyền lực.

Thủ tướng Lofven đã chọn từ chức. Ông giải thích: "Còn một năm nữa trước khi cuộc bầu cử chính thức diễn ra và đất nước đang phải đối phó với đại dịch Covid-19, do đó việc tổ chức bầu cử chớp nhoáng không phải là điều tốt nhất dành cho Thụy Điển vào lúc này".

Stefan Lofven tu chuc anh 1

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven. Ảnh: Reuters.

Với sự ủng hộ toàn lực từ các nhà lập pháp, Chủ tịch quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen hiện có 4 phương án để chọn ra thủ tướng kế nhiệm.

Nếu ông Norlen không ấn định tân thủ tướng, Thụy Điển sẽ buộc phải tổ chức một cuộc bầu cử chớp nhoáng, sớm hơn một năm so với thời điểm cuộc bầu cử chính thức dự kiến diễn ra (9/2022).

Trước đó, vào ngày 15/6, đảng Cánh tả đã ra thời hạn 48 giờ để chính phủ cầm quyền quyết định từ bỏ hoặc thay đổi kế hoạch về giá thuê do thị trường thiết lập. Nếu không, đảng Cánh tả sẽ kích hoạt quá trình khởi động một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Bỏ phiếu bất tín nhiệm được thực hiện bởi thành viên cơ quan lập pháp của một quốc gia, nhằm xác định liệu chính phủ cầm quyền đủ độ tín nhiệm để tiếp tục điều hành đất nước hay không.

Đảng Cánh tả không phải là một phần của chính phủ Thụy Điển nhưng liên minh thiểu số của đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xanh cần sự ủng hộ của đảng này để duy trì quyền lực nếu phần còn lại của phe đối lập không bị chia rẽ.

Thủ tướng Thụy Điển bị truất quyền

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven bị phế truất do không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở quốc hội vào ngày 21/6. Ông có thời hạn một tuần để từ chức.

Chính phủ Thụy Điển trước nguy cơ bị lật đổ

Chính phủ Thụy Điển ngày 15/6 bác yêu cầu của đảng Cánh tả liên quan đến việc kiểm soát giá thuê bất động sản. Điều này khiến chính phủ cầm quyền đối mặt nguy cơ bị lật đổ.

Thủ tướng Thụy Điển bị chỉ trích vì đi mua sắm không đeo khẩu trang

Một số quan chức cấp cao của Thụy Điển bị phát hiện không tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn mùa dịch do chính họ đặt ra và kêu gọi người dân chấp hành, Guardian đưa tin.

Đại Hoàng

Bạn có thể quan tâm