Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng nghe 'hiến kế' về chiến lược 10 năm

Nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ cần chú trọng đến chính sách phát triển kinh tế, trọng dụng nhân tài, tận dụng dư địa phát triển và phát huy động lực tăng trưởng mới.

Chiều 2/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học để lấy ý kiến về định hướng chiến lược, tầm nhìn 10 năm tới mà Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đang xây dựng, chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng.

thu tuong Nguyen Xuan Phuc anh 1
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Tại buổi làm việc, các chuyên gia đã phân tích về tình hình thế giới, dẫn ra nhiều dự báo, nhận định của các cơ quan, tổ chức quốc tế về kinh tế thế giới trong thời gian tới tác động đến nước ta.

Nhiều chuyên gia cho rằng trước biến cố khó lường của thế giới trong 10 năm tới, những mục tiêu, động lực tăng trưởng với tốc độ cao (trên 7%) thì điều cần tập trung đầu tiên là tư duy chiến lược.

Theo một số ý kiến, các chỉ tiêu đặt ra cho sự phát triển cần linh hoạt, không quá gò bó. Một số chỉ tiêu không còn phù hợp cần được rà soát lại và thay thế, trong đó tập trung nhất vào thu nhập bình quân đầu người. Ngoài ra, phải biết lựa chọn mũi nhọn phát triển, thực hiện các mục tiêu trọng tâm thay vì dàn trải. Chiến lược cần xác định rõ mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực, lấy nội lực làm then chốt.

Chính phủ cần chú trọng hơn đến các chính sách phát triển kinh tế, trọng dụng nhân tài, tận dụng dư địa phát triển như kinh tế ven biển, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và phát huy động lực tăng trưởng mới như đô thị hóa, khoa học công nghệ, nông nghiệp…

thu tuong Nguyen Xuan Phuc anh 2
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các ý kiến của chuyên gia. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Các chuyên gia cũng nhất trí về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn, hiện đại đã tạo động lực phát triển các tỉnh, vùng kinh tế và quốc gia. Với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân.

Doanh nghiệp cần được coi là trung tâm, các chính sách phải hướng đến ủng hộ, hỗ trợ doanh nghiệp chứ không phải chọn người thắng cuộc và chính sách phải tập trung giải phóng sức sản xuất.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các ý kiến đầy tâm huyết, trách nhiệm, giàu kinh nghiệm trong khoa học và thực tiễn cuộc sống, nhìn nhận các ý kiến không chỉ góp ý về quan điểm, tư duy phát triển, phương pháp tiếp cận, đổi mới cách làm văn kiện.

thu tuong Nguyen Xuan Phuc anh 3
GS. TSKH Nguyễn Mại phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Ông cho rằng trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, là nước thu nhập trung bình thấp, còn kém so với nhiều quốc gia, thời cơ đến không nhiều thì cần đặt ra những khát vọng phát triển. Khát vọng nào cũng có cơ sở khoa học cần cố gắng để vào dịp 100 năm thành lập Đảng, Nhà nước có sự chuyển biến, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu xa hơn. Khát vọng này cần đi liền với thể chế phát triển, bao gồm pháp luật, chính sách, bộ máy…

Người đứng đầu Chính phủ mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục góp ý bằng hình thức trực tiếp hay bằng văn bản để tổ chức các cuộc làm việc, nghe thêm các ý kiến về văn kiện mà Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đang xây dựng.

Những con số thú vị từ Ban chấp hành trung ương XII

Trong danh sách trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XII có 4 Phó thủ tướng, 6 bộ trưởng, 26 thứ trưởng. Bộ Quốc phòng có nhiều ủy viên trung ương nhất.

http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-tuong-nghe-hien-ke-ve-chien-luoc-10-nam/360445.vgp?fbclid=IwAR3y6t0jFT-jgyrLnkYGV5Uzt5EghwLn8nGwIUGAvmefT4GJbYpJ3l5nwos

Theo Đức Tuân/ Chính phủ

Bạn có thể quan tâm