Thủ tướng đến sân bay Wattay ở thủ đô Vientiane của Lào lúc hơn 18h. Tối cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chiêu đãi chính thức do Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone chủ trì.
Trong ngày làm việc chính thức vào 5/4, Thủ tướng có cuộc gặp với thủ tướng 3 nước thành viên còn lại của Ủy hội sông Mekong là Lào, Campuchia và Thái Lan.
Lãnh đạo Chính phủ cùng đoàn đại biểu cấp cao các nước cũng sẽ tham gia phiên họp toàn thể và thông qua tuyên bố Vientiane. Sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
Thủ tướng lên chuyên cơ dự hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4, chiều 4/4. Ảnh: Nguyễn Hưng |
Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 được tổ chức ngày 5/4 tại Vientiane, CHDCND Lào. Lần tổ chức này được dời lại một năm so với kế hoạch ban đầu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tham dự hội nghị lần này dự kiến có thủ tướng của 4 nước thành viên Ủy hội gồm: Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Ngoài ra, sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo và đại diện của hai nước đối tác đối thoại là Trung Quốc và Myanmar; các đối tác phát triển, tổ chức quốc tế và khu vực cùng các tổ chức xã hội, cộng đồng trong lưu vực.
Ông Alounxai Sounnalath (giữa) Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Lào, đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân bay Wattay (Vientiane) chiều 4/4. Ảnh: Đoàn Bắc. |
Hội nghị năm nay được tổ chức với chủ đề "Đổi mới và hợp tác vì một nguồn nước Mekong an toàn và bền vững", gồm hai phiên.
Phiên một, các đại biểu cấp cao thảo luận về công nghệ đổi mới đang chuyển đổi hoạt động quản lý nước như thế nào.
Phiên hai với nội dung tài chính có trách nhiệm và tính toàn diện về giới đang tạo ra sự khác biệt như thế nào trong quản lý tài nguyên nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, tại phiên toàn thể diễn ra ngày 5/4, các thủ tướng, đại diện đối tác đối thoại, đối tác phát triển sẽ thảo luận về khó khăn, thách thức cũng như cơ hội trong phát triển lưu vực sông Mekong.
Cùng với đó, hội nghị sẽ đánh giá các kết quả đã đạt được của ủy hội thời gian vừa qua, những mục tiêu cần đạt được trong thời gian sắp tới. Từ đó, chỉ đạo lĩnh vực cần ưu tiên, giải pháp cần phải thực hiện.
Tại đây, các thủ tướng sẽ thông qua Tuyên bố chung của hội nghị - Tuyên bố Vientiane.
Sách chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường
The Climate Book - Thunberg đã viết cuốn sách này với niềm tin mãnh liệt của tuổi trẻ và tính bộc trực của một nhà hoạt động, điều giúp cuốn sách trở nên tươi mới. Thông qua đó, Greta đã chia sẻ nhiều câu chuyện riêng về việc cô nhìn thấy thế giới đã bị xói mòn như thế nào, màu xanh cỏ cây dần bị mai một ra sao và đã bao lâu con người không nhận thức được điều đó.
Cuốn sách được tờ The Guardian đánh giá là một lời kêu gọi mạnh mẽ nhưng chưa có sức nặng về giải pháp cho các vấn đề khí hậu.