12. Xây riêng một thành phố nổi
Peter Thiel, một nhà đầu tư đã trở nên giàu có nhờ đổ tiền vào các trang web như PayPal và Facebook, đang tiếp tục đầu tư rất nhiều tiền vào Viện Seasteading - tổ chức đang nỗ lực để tạo ra những thành phố nổi khổng lồ thuộc sở hữu tư nhân, hoạt đọng tương tự như cách các dàn khoan dầu khí vận hành. Thậm chí, kế hoạch không tưởng này còn mong muốn tạo ra một thành phố như một quốc gia riêng, không chịu sự chi phối của pháp luật nước sở tại. Điều này đồng nghĩa với việc thành phố sẽ tồn tại hoàn toàn tự do mà không một chính phủ nào có thể can thiệp hoặc gây ảnh hưởng. |
11. Thuê ca sĩ về hát riêng
Ngoài việc tung ra các sản phẩm âm nhạc như album hay đĩa đơn, tham gia các chương trình ca nhạc, tổ chức các liveshow, ngày nay nhiều ca sĩ sẵn sàng nhận lời mời biểu diễn cho một số cá nhân giàu có có nhu cầu. Những nghệ sĩ nổi tiếng như Amy Winehouse, Tom Jones hay Beyonce đã được trả hàng triệu đô la nhờ nhận lời biểu diễn riêng cho một số người hâm mộ giàu có. |
10. Xây tòa nhà chọc trời để ở
Doanh nhân giàu nhất Ấn Độ, Mukesh Ambani thậm chí đã xây hẳn cho mình một cao ốc tư nhân để ở tại phía Nam thủ đô Mumbai. Không khó để nhận ra tòa nhà này giữa không gian thành phố bởi nó cao tới 27 tầng và có kết cấu khá độc đáo. Đó là chưa kể đến câu lạc bộ sức khỏe, bể bơi, rạp chiếu phim và cơ sở y tế riêng cho gia đình ở bên trong. Với một chi phí 1 tỷ USD để xây dựng, nó được xem là ngôi nhà đắt nhất thế giới. Đó là chưa tính đến chi phí được trả cho 600 nhân viên toàn thời gian làm công tác bảo trì và dọn dẹp trong tòa nhà. |
9. Sở hữu một đội đua công thức 1 riêng
Ross Brawn đã kiếm được phần lớn tài sản nhờ đầu tư và làm việc tại Ferarri cũng như trong một đội đua công thức 1. Nhờ vậy ông đã có thể mua được đội đua của Honda vào năm 2009. Người ta ước tính rằng chi phí cho một đội đua công thức 1 sẽ ngốn hết 100 triệu mỗi năm và có thể nhiều hơn. Do đó, sau khi giành chức vô địch thế giới năm đó, Brawn đã bán đội của ông cho Mercedes Benz với giá khoảng 170 triệu USD và vẫn vẫn tham gia nhóm Principle một số mùa giải trước khi nghỉ hưu. |
8. Thuê hẳn một quốc gia
Với người bình thường chỉ cần thuê một khách sạn sang trọng hoặc một nhà khách hoàn hảo ở một địa điểm lý tưởng là đã có một kỳ nghỉ đáng nhớ. Nhưng đối với những người “thừa tiền”, họ có thể thuê cả một đất nước. Chẳng hạn, công quốc Liechtenstein bắt đầu từ năm 2011 đã cho ra đời dịch vụ cho thuê cả đất nước với giá 70.000 USD một đêm. Cái giá này không chỉ cho phép người thuê được mang theo 150 khách mà còn cho phép điều chỉnh tên một số đường phố theo tên người thuê cũng như có đồng tiền tạm thời mang hình ảnh người thuê. Ngoài ra, người thuê còn được quyền chỉ huy lực lượng cảnh sát địa phương, nếm rượu vang với người đứng đầu nhà nước và bàn về một số vấn đề của đất nước. |
7. Giúp đỡ nhiều người trên thế giới
Trong khi phần lớn người giàu có dành tiền cho các thú vui của bản thân vẫn có một số tỷ phú sẵn sàng bỏ tiền để giúp đỡ nhiều người hơn trên thế giới. Hai tỷ phú hảo tâm nhất thế giới là Bill Gates và Warren Buffett đã cam kết cho đi hơn 50 tỷ USD cho các tổ chức từ thiện và các quỹ. Số tiền này sẽ được dành cho những nỗ lực cải thiện giáo dục ở các nước đang phát triển, các giải pháp y tế mới, cải thiện dịch vụ và thậm chí hướng tới loại trừ các căn bệnh hiểm nghèo thông qua các chương trình tiêm chủng. |
6. Có cây ATM riêng
Đi đến ngân hàng hoặc tìm máy ATM gần nhất để rút tiền có thể gây bực bội và lãng phí thời gian, đặc biệt là nếu bạn cần tiền trong khi ở nhà. Đó là nguyên nhân mà vận động viên bóng rổ DeShawn Stevenson đã yêu cầu có một cây ATM ngay trong nhà bếp. Hình ảnh trên được Stevenson chia sẻ trên Instagram vào năm 2012. Stevenson kiếm được hàng chục triệu đô la mỗi năm từ tiền lương và tiền tài trợ. Vận động viên này đã yêu cầu cây ATM phải có đầy khoảng 20.000 USD để đủ dùng trong 2 tháng. Chi phí để duy trì cây ATM này khoảng 4,5 USD/năm. |
5. Khám phá đáy đại dương
Ngoài đam mê với điện ảnh và tạo ra những bộ phim nổi tiếng tại Hollywood như Titanic và Avatar, đạo diễn James Cameron còn được biết đến là người rất thích khám phá đáy đại dương. Sau chuyến đi thực tế quan sát con tàu đắm dưới đáy đại dương khi ông quay Titanic, Cameron đã bị cuốn hút bởi sở thích lặn biển và từ đó ông đã đầu tư khá nhiều tiền để nghiên cứu các tàu ngầm lặn biển công nghệ mới, mà đỉnh cao là việc tạo ra Deepsea Challenger. Tàu ngầm Deepsea Challenger là một thành tựu xuất sắc, giúp các nhà thám hiểm có thể lặn xuống phần sâu nhất của đáy đại dương ở độ sâu hơn 11km so với mặt nước biển. |
4. Tạo ra một tòa nhà ngầm sang trọng
Dựa trên những bệ phóng tên lửa đã có từ thời Chiến Tranh Lạnh một công ty bất động sản của Mỹ đã tạo ra những ngôi nhà dưới lòng đất trị giá 7 triệu USD cho những người giàu thích trải nghiệm cảm giác mới lạ và lo sợ những vụ nổ bom hạt nhân. Ngôi nhà này nằm ở độ sâu khoảng hơn 53m dưới lòng đất và có những bức tường bê tông dày gần 2,8m để bảo vệ khỏi bom và các thiên tai khác. Trong mỗi ngôi nhà sẽ có một bể bơi riêng, rạp chiếu phim và một kho thực phẩm dự trữ cho 5 năm. |
3. Ăn nấm cục trắng (White Truffle) với giá 95.000 USD
Nấm cục trắng vốn là một thực phẩm xa xỉ nhất thế giới, thậm chí một cục nấm trắng cực hiếm được tìm thấy ở vùng Alba, Ý còn được bán với giá không ai ngờ tới. Tỷ phú người Nga, Vladimir Potanin đã mua nó từ nhà hàng Nello, New York vào năm 2013 với giá 95.000 USD. Tỷ phú Potanin được biết đến với khối tài sản khoảng 14 tỷ USD nhờ kiểm soát một lượng lớn nickel tại Nga. |
2. Du lịch không gian
Richard Branson, với công ty Virgin Galactic của ông, hiện đang làm việc để biến giấc mơ du lịch không gian của nhiều người thành hiện thực. Tuy nhiên, cái giá để có thể tham gia một chuyến đi chắc chắn sẽ không hề rẻ. Triệu phú người Mỹ Dennis Tito từng phải chi tới 20 triệu USD để có được một chỗ ngồi trên con tàu vũ trụ Soyuz của Nga. Tuy nhiên, công ty của Branson trong một vài năm trở lại đây đã tiếp thị giá để tham gia một chuyến du hành không gian của hãng là 250.000 USD. Đây vẫn là cái giá quá cao so với nhiều người nhưng công ty này cho biết đã có tới 600 người đăng ký tham gia. |
1. Xây dựng một công viên khủng long
Tỷ phú lập dị người Australia Clive Palmer đang lên kế hoạch biến Palmer Coolum Resort thành một công viên khủng long. Lý do được đưa ra là ông muốn dành số tiền ông kiếm được để làm một cái gì đó to tát trước khi ông qua đời. Sử dụng hơn một trăm robot tự động được sản xuất ở Trung Quốc, Palmer muốn biến một phần khu nghỉ mát của ông thành công viên khủng long giống như trong phim “Jurassic Park”. Một số mô hình khủng long thậm chí nặng tới cả tấn và cao tới hơn 6m. Ngoài ra, Palmer đang có kế hoạch sử dụng khối tài sản khổng lồ của ông để tài trợ cho việc nhân bản một con khủng long thực tế cũng như xây dựng một bản sao chính xác của con tàu Titanic sẽ được hoàn thành vào năm 2016. |