Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thời trang nhanh bị kêu gọi chấm dứt vào năm 2030

Theo báo cáo mới từ ThredUp, hầu hết người tiêu dùng không có kế hoạch hạn chế mua thời trang nhanh, mặc dù họ cảm thấy tội lỗi về hành động của mình.

Trong thời đại ngày nay, việc mua sắm có ý thức trở thành xu hướng. Điều này có thể là "con dao" đối với thời trang nhanh - loại hình sản xuất quần áo nhanh chóng, chi phí thấp để phục vụ nhu cầu theo mùa và có tác động tiêu cực đến môi trường. Đặc biệt, Ủy ban Châu Âu (EC) kêu gọi chấm dứt thời trang nhanh vào năm 2030.

Tuy nhiên, thời trang nhanh là thứ khó bỏ. Trong báo cáo thường niên năm 2022 của ThredUp về tình trạng bán lẻ, công ty phát hiện chỉ 17% người mua sắm nói họ có kế hoạch chi ít hơn cho thời trang nhanh trong 5 năm tới. 50% người tin rằng thời trang nhanh có hại với môi trường. Thậm chí 43% người tiêu dùng thừa nhận họ cảm thấy tội lỗi khi mua hàng từ các thương hiệu thời trang nhanh.

Theo Fast Company, quần áo nằm trong số 5 danh mục hàng đầu người tiêu dùng nhận thấy có giá bán tăng (bên cạnh hàng tạp hóa và xăng dầu) do tình hình lạm phát. Do đó, họ khó có thể bỏ qua sản phẩm có giá vừa túi tiền.

Báo cáo cho thấy 72% người nói rằng họ mua thời trang nhanh vì nó "đáng đồng tiền bát gạo". 20% khác nói họ cảm thấy bị áp lực khi mạng xã hội mỗi ngày cho ra xu hướng mới.

thoi trang nhanh kho bo anh 1

Thời trang nhanh khó bỏ. Ảnh: One Green Planet.

Thực tế còn hơn vậy. Việc mua đồ cũ được ví là cuộc săn tìm kho báu. Song việc khai quật viên đá quý có kiểu dáng, kích thước, chất lượng và giá cả phù hợp cần nhiều thời gian.

Trong khi đó, 53% người mua sắm nói rằng họ chọn thời trang nhanh vì nó tiết kiệm thời gian hơn. 42% khác nói rằng thói quen mua thời trang nhanh xấu nhưng khó bỏ.

Bất chấp những lo ngại và tác hại xấu, thời trang nhanh phát triển mạnh mẽ nhờ vào giá cả hợp lý, dễ tiếp cận khách hàng. Đặc biệt, mục đích ban đầu của thời trang nhanh là đáp ứng xu hướng thay đổi liên tục của cuộc sống hiện đại.

Mặt khác, thị trường đồ cổ đang nở rộ. Việc sử dụng quần áo cũ là cách tiết kiệm tiền, bảo vệ môi trường đồng thời là nét văn hóa đang phát triển. Việc mua sắm ở cửa hàng tiết kiệm là xu hướng khác được hai thế hệ Millennials và Z ưa chuộng.

72% người mua đồ cũ chia sẻ họ cảm thấy tự hào khi được diện quần áo second-hand. Bởi hành động của họ giúp hạn chế tác động đến môi trường. Theo báo cáo năm 2019 của Liên Hợp Quốc, thời trang được đánh giá là ngành gây ô nhiễm nặng thứ hai trên thế giới. Về lượng khí thải carbon, ngành công nghiệp này chiếm khoảng 8% tổng lượng khí thải trên toàn thế giới, nhiều hơn tất cả chuyến bay và vận chuyển quốc tế cộng lại.

Váy xuyên thấu ở thảm đỏ Cannes 2022

Bên cạnh những thiết kế xuyên thấu tinh tế, nhiều người đẹp còn diện váy mỏng đến mức khiến fan nhầm tưởng không mặc nội y bên trong.

Mẫu ngoại cỡ Ashley Graham chụp ảnh nội y sau sinh

Để tập trung chăm sóc con, nữ người mẫu 35 tuổi cho biết bản thân phải chọn lọc thương hiệu để hợp tác, không làm quá tải.

Phương An

Bạn có thể quan tâm