Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

Thói quen gây hại cho răng miệng bé

Mút tay, ngậm ti giả, thở bằng miệng… có thể khiến bé bị viêm lợi, sâu răng hoặc làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng, xương hàm, cơ mặt bé.

Thói quen gây hại cho răng miệng bé

Mút tay, ngậm ti giả, thở bằng miệng… có thể khiến bé bị viêm lợi, sâu răng hoặc làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng, xương hàm, cơ mặt bé.

Thói quen gây hại cho răng miệng bé

Thở bằng miệng

Nguyên nhân: Do bé bị nghẹt mũi; có thói quen thở bằng miệng hoặc bé thở bằng mũi nhưng môi trên ngắn nên vẫn bị hở khi bé thở bằng mũi. Ngoài ra, nếu bé mắc phải một số chứng bệnh viêm, đau mũi, viêm, đau họng, bé cũng có xu hướng thở bằng miệng.

Tác hại: Cách thở này khiến niêm mạc miệng bị khô, bé dễ bị sâu răng, hoặc gây nên tình trạng răng mọc lệch lạc.

Khắc phục: Nếu bé bị viêm họng hay viêm mũi, bạn nên cho bé đi khám để điều trị dứt điểm những chứng bệnh này. Nếu bé có thói quen thở bằng miệng, bạn nên giúp bé khắc phục. Nên thường xuyên nâng cằm để hai môi bé khép chặt vào nhau khi ngủ.

Thói quen đẩy lưỡi

Nguyên nhân: Thường là do thói quen của bé.

Tác hại: Hành vi này có thể gây những tác hại xấu cho sự phát triển răng lợi bé. Nếu bé thường xuyên đẩy lưỡi khi ăn hoặc ngay cả khi ngủ, vui chơi… sẽ gây sai lệch vị trí của răng. Đẩy răng về phía trước sẽ làm hàm răng phía trước bị thưa, nghiêng, lệch hoặc hô.

Khắc phục: Nếu bé hay đưa lưỡi ra phía trước, bạn nên can thiệp bằng cách nhắc nhở bé. Nếu bé còn quá nhỏ và liên tục xuất hiện hành vi này, bạn nên đưa bé đến bác sĩ răng hàm mặt để thăm khám và tìm ra cách khắc phục phù hợp.

Mút tay, ngậm ti giả

Nguyên nhân: Do cha mẹ thiết lập thói quen ngậm ti giả cho bé. Bé có tật mút tay cũng là do thói quen lâu ngày.

Tác hại: Ngậm ti giả trong thời gian dài có thể khiến răng bé bị biến dạng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xương hàm, lợi… Hàm trên của bé có thể phát triển nhô ra trong khi hàm dưới lại thụt vào. Thói quen này cũng là nguyên nhân làm cho hàm trên và hàm dưới của bé không khớp nhau khi cắn thức ăn.

Giống như ngậm ti giả, mút ngón tay cũng dễ gây ảnh hưởng xấu với răng miệng bé như thế. Nếu ngón tay của bé bị nhiễm khuẩn, khi mút, vi khuẩn vô tình lây lan sang miệng, thậm chí gây hại cho đường hô hấp của bé.

Khắc phục: Nhiều cha mẹ có thói quen cho bé ngậm ti giả để dỗ bé quấy khóc và ngủ ngon hơn. Nếu muốn, bạn chỉ nên cho bé ngậm ti giả khi bé đã trên 1 tháng tuổi.

Không nên cho bé ngậm ti giả ngay khi chào đời vì lúc này xương hàm của bé còn yếu không thích hợp để ngậm ti giả. Không nên để bé ngậm ti giả trong vòng 6 giờ liên tục. Nếu đã cho bé ngậm ti giả, bạn có thể cai thói quen này khi bé được 6-8 tháng tuổi.

Khi thấy bé mút ngón tay, bạn nên nhanh chóng lôi ngón tay trong miệng bé ra. Lúc đầu, bé có thể xuất hiện phản ứng khóc đòi nhưng lâu dần bé sẽ quen.

Nghiến răng

Nguyên nhân: Hành vi này xảy ra có thể do bé bị căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, tật nghiến răng còn hay gặp ở những bé mắc chứng bệnh về động kinh, viêm não hay rối loạn tiêu hóa.

Tác hại: Khiến răng mọc không đồng đều hay lợi bị tổn thương. Một số bé nghiến răng mạnh có thể làm vỡ, sứt, mẻ hoặc làm yếu răng, răng cũng dễ bị sâu. Nghiến răng cũng khiến lợi, xương hàm bé bị đau, gây khó khăn cho việc nhai, nuốt thức ăn. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn tới mất cân bằng khuôn mặt bé, khiến mặt bé bị lệch.

Khắc phục: Thói quen này thường xuất hiện vào khoảng thời gian bé bắt đầu mọc răng sữa và tự biến mất khi bé được 12 tuổi. Nếu bé có tật nghiến răng lâu ngày, bạn nên cho bé đi kiểm tra răng, miệng và nhờ bác sĩ đưa ra lời khuyên để giúp bé khắc phục tình trạng này.

Cắn, nhai đồ chơi

Nguyên nhân: Do thói quen của bé. Do bé buồn bực, ngứa răng hoặc tò mò muốn khám phá đồ chơi.

Tác hại: Nếu bé cắc kèm theo động tác giật mạnh đồ chơi, bé có thể bị đau răng, đau lợi. Trường hợp nghiêm trọng bé cũng có thể bị mẻ hoặc gãy răng. Ngoài ra, bé cũng có thể bị hóc, nghẹn nếu miếng đồ chơi ấy nhỏ đủ để chui vào miệng.

Khắc phục: Nên chọn những loại đồ chơi an toàn cho bé. Bạn cũng nên thường xuyên để mắt tới bé để kịp thời ngăn chặn hành vi cắn, nhai đồ chơi của bé.

Theo Mẹ và Bé

Theo Mẹ và Bé

Bạn có thể quan tâm