Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thoả thuận chỉ giúp hạ nhiệt căng thẳng Mỹ-Trung trong thời gian ngắn

Việc đạt được thoả thuận thương mại tạm thời có thể làm giảm căng thẳng hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng không nhất thiết có ảnh hưởng tích cực tới mối quan hệ về lâu dài.

Theo South China Morning Post, thoả thuận thương mại "giai đoạn 1" chỉ có thể giúp Mỹ và Trung Quốc giải quyết những vấn đề cấp bách hiện tại ở quê nhà, chứ không giúp dự báo một triển vọng tốt đẹp lâu dài.

Các nhà quan sát cảnh báo những bất đồng rất có thể sẽ tái diễn trong những cuộc đàm phán tiếp theo, cùng với đó là sự khó lường của ông Trump.

Sự tăng điểm mạnh mẽ và những dự cảm lạc quan đã tràn ngập trên thị trường toàn cầu vào ngày 13/12 sau khi Mỹ và Trung Quốc tuyên bố đã đạt được một thoả thuận thương mại. Mỹ sẽ cắt giảm một nửa mức thuế 15% hiện tại với một số hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ mua thêm lúa mì và ngô của Mỹ, dù chưa nói rõ số lượng.

Các nhà quan sát cho rằng một thoả thuận tạm thời để giảm bớt căng thẳng thương mại kéo dài 18 tháng qua là điều được hoan nghênh ở cả hai nước. Nó giúp Trung Quốc tái lập sự ổn định kinh tế, trong khi giúp ông Trump có cơ hội giành lại sự ủng hộ của nông dân trước cuộc bầu cử tổng thống 2020.

My Trung dat thoa thuan thuong mai so bo anh 1

Hàng hoá từ Trung Quốc và các nước châu Á khác tại cảng Los Angeles, bang California. Ảnh: AFP.

Ông Thi Doãn Hồng, cố vấn của chính phủ Trung Quốc và là giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc kinh, cho rằng bất cứ động lực nào trong các cuộc đàm phán nên được xem xét "ở hiện tại", và sự đối đầu trong lâu dài mới là thứ chi phối mối quan hệ tổng thể giữa hai nước.

"Nó (thoả thuận) chỉ đẩy những khó khăn đến tương lai. Và tương lai thì có thể rất nhanh chóng trở thành hiện thực vì ông Trump là người bốc đồng", ông Thi nhận định.

"Điều đầu tiên mà ông Trump quan tâm là việc Trung Quốc sẽ mua 50 tỷ USD sản phẩm Mỹ trong năm 2020, nhưng tôi thật sự hoài nghi về việc Trung Quốc có đủ nhu cầu thị trường cho (những sản phẩm đó)", vị giáo sư chia sẻ.

"Nếu Trung Quốc lưỡng lự trong việc thực hiện cam kết cụ thể về số lượng hoặc lỡ mốc thời gian, chính quyền Trump rất có thể sẽ áp thuế trở lại", ông Thi cho biết.

Ông Vương Dũng, giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng một thoả thuận tạm thời sẽ giúp giảm căng thẳng, nhưng Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho tính hay thay đổi của Tổng thống Trump.

"Đối với Bắc Kinh, điều quan trọng là có thời gian để điều chỉnh và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc", ông Vương nhận xét.

"Tuy nhiên chúng ta nên ghi nhớ tình hình phức tạp ở Mỹ và nên chuẩn bị cho một kịch bản mới nếu Trump đổi ý một lần nữa", giáo sư chia sẻ.

Nền kinh tế Trung Quốc đã phải chịu hậu quả nhiều hơn so với kinh tế Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Mức độ tăng trưởng tiếp tục chậm lại trong quý 3 năm nay. Ở mức 6%, đó là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1992.

Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung Ương thường niên - sự kiện quan trọng nhằm xác định chính sách kinh tế cho năm tới - diễn ra vào tuần này, các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc cho biết các kế hoạch dự phòng là cần thiết để bù đắp cho rủi ro địa chính trị và áp lực kinh tế trong nước đang tăng lên.

"Trung Quốc cần thoả thuận này hơn ai hết", ông Trần Long đến từ Plenum, cơ quan nghiên cứu độc lập có trụ sở ở Washington, nhận định.

Trung Quốc sẽ mua thêm nông sản Mỹ để đạt thỏa thuận có lợi

Trước cuộc đàm phán về chiến tranh thương mại dự kiến diễn ra vào tháng 10, Trung Quốc được cho sẵn sàng mua thêm nông sản của Mỹ với hy vọng đạt được thoả thuận có lợi.

Mỹ - Trung tuyên bố đã đạt thỏa thuận thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức Trung Quốc vừa công bố thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước với 9 điểm.

Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm