Đảng đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức cuộc diễu hành trong 25 ngày để phản đối các biện pháp bắt giữ và hạn chế tự do của chính phủ từ sau cuộc đảo chính năm ngoái.
|
Reuters cho biết vào ngày 9/7, đoàn người diễu hành phản đối chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đến Istanbul, thành phố đông dân nhất và là trung tâm văn hóa, tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ. Istanbul là điểm đến cuối cùng trong cuộc diễu hành 25 ngày xuất phát từ thủ đô Ankara do đảng Nhân dân Cộng hòa đối lập tổ chức. Ảnh:
Reuters. |
|
Đoàn người đã vượt qua quãng đường dài 425 km từ thủ đô đến Istanbul. Trong thời gian đầu, những người tổ chức chỉ thu hút được một lượng nhỏ tham gia, nhưng số người ủng hộ đã tăng dần theo từng ngày. Đến ngày cuối, đoàn người diễu hành đã tạo nên cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bắt đầu cuộc truy quét sau vụ đảo chính bất thành ngày 15/7/2016. Ảnh: Reuters.
|
|
Lãnh đạo phe đối lập Kemal Kilicdaroglu kêu gọi chính phủ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp được ban bố toàn quốc kể từ khi cuộc đảo chính nổ ra, trả tự do cho những người bị bắt và khôi phục tòa án độc lập tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.
|
|
Trong một năm qua, khoảng 50.000 người đã bị bắt vì các cáo buộc liên quan đến cuộc đảo chính, 150.000 vị trí trong chính quyền bao gồm các giáo viên, quan tòa và binh lính đã bị đình chỉ. Đỉnh điểm của đợt bắt giữ và nguyên nhân dẫn đến cuộc diễu hành 25 ngày là vụ nghị sĩ Enis Berberoglu của đảng đối lập CHP bị bắt và kết án 25 năm tù vì tội gián điệp. Ảnh: Reuters.
|
|
Phát biểu trước đám đông người chào đón đoàn diễu hành ở thành phố Istanbul, lãnh đạo đối lập Kilicdaroglu tuyên bố họ sẽ "phá vỡ những bức tường của sự sợ hãi" và cuộc "Diễu hành Công lý" sẽ là một khởi đầu mới. Ảnh: AFP. |
|
Đáp lại ông, đám đông hô lên: "Quyền, luật pháp, công lý". Ảnh: AFP.
|
|
Các nhà bình luận và tổ chức nhân quyền cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang bước dần về phía trở thành một nhà nước chuyên chế với những đợt truy quét hậu đảo chính và cuộc trưng cầu dân ý tăng cường quyền lực cho Tổng thống Erdogan. Chính quyền đáp lại rằng các biện pháp đàn áp và thay đổi trong hiến pháp là nhằm ứng phó với các thách thức và đảm bảo an ninh. Ảnh: AFP. |
|
Khi phe đối lập công bố kế hoạch diễu hành, Tổng thống Erdogan đã chỉ trích rằng công lý nên được tìm kiếm tại quốc hội chứ không phải trên đường phố. Ông liên hệ người biểu tình với những người tiến hành đảo chính bất thành và cảnh báo họ có thể bị truy tố. Lãnh đạo đối lập đáp trả rằng họ không có cách nào khác vì các tòa án của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị chính trị hóa và quyền lực của quốc hội đã bị chiếm giữ. "Chỉ còn một nơi để yêu cầu công lý và đó là đường phố", ông Kilicdaroglu nói. Ảnh: Reuters.
|
|
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan không ngăn cản cuộc diễu hành. Những người tham gia có cảnh sát chống bạo động đi theo đảm bảo trật tự và hộ tống. Ảnh: Reuters.
|
|
Cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/4 ở Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép tập trung quyền lực vào tổng thống. Chức vụ thủ tướng lần đầu bị bãi bỏ trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Reuters, ông Erdogan sẽ trở thành "siêu tổng thống" ở cả khía cạnh quyền hạn và thời gian giữ chức vụ. Ảnh: Reuters. |
biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ
Trung Đông
siêu tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
đại biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ