Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thổ Nhĩ Kỳ điều F-16 'nghênh đón' trực thăng Syria

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vừa điều 6 chiến đấu cơ phản lực F-16 tới khu vực biên giới với Syria sau khi Damascus bất ngờ cử trực thăng tới khu vực ráp gianh.

Thổ Nhĩ Kỳ điều F-16 'nghênh đón' trực thăng Syria

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vừa điều 6 chiến đấu cơ phản lực F-16 tới khu vực biên giới với Syria sau khi Damascus bất ngờ cử trực thăng tới khu vực ráp gianh.

>>Thổ Nhĩ Kỳ 'xử' Syria ra sao?
>>Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường tên lửa tới biên giới giáp Syria
>> Chiến tranh lan tới Thủ đô Syria
>> NATO họp về vụ Syria bắn rơi máy bay Thổ Nhĩ Kỳ

Báo cáo cho biết, 6 F-16 được cử tới khu vực để phản ứng nhanh với các trường hợp tương tự như 3 “sự cố” xảy ra hôm 40/6. Tuy nhiên, chưa một máy bay trực thăng nào của Syria vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng theo nguồn tin từ quân đội Ankara, 4 trong 6 chiếc F-16 mà quân đội nước này triển khai cất cánh từ căn cứ không quân Incirlik, sau khi phát hiện 2 trực thăng Syria cất cánh từ căn cứ không quân ở tỉnh Hatay. Hai chiếc còn lại cất cánh từ căn cứ không quân Batman, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ sau khi một trực thăng Syria xuất phát ở gần tỉnh Mardin.

Tuy nhiên, các cả các máy bay trực thăng Syria đều bay cách biên giới chung giữa 2 nước khoảng 6,5km. Không có dấu hiệu vi phạm không phận nào và Thổ Nhĩ Kỳ cũng không đưa ra thông tin chi tiết về loại trực thăng của Syria.

Việc đưa F-16 tuần tra biên giới càng làm gia tăng căng thẳng giữa các đồng minh cũ trong khu vực. Mối quan hệ láng giềng từ thân thiết chuyển sang lạnh nhạt và đang đứng trước nguy cơ đối đầu dường như sắp trở thành hiện thực. Ảnh minh họa.

 

Không lâu trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng triển khai hàng loạt tên lửa và pháo phòng không dọc đường biên giới giáp Syria sau vụ Damascus bắn hạ một chiếc F-4 Phantom của Ankara khi nó vi phạm không phận nước này.

Sau đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, bất kể sự hiện diện nào của quân đội Syria gần biên giới là mối đe dọa, vụ bắn rơi F-4 Phantom là “mối đe dọa rõ ràng và hiện hữu”.

F-4 Phantom là loại chiến đấu cơ tiêm kích – ném bom tầm xa siêu âm 2 chỗ ngồi được hãng McDonnell Douglas chế tạo cho Hải quân Mỹ. Nó có khả năng bay với vận tốc siêu âm Mach 2,23 (tương đương 2,585 km/h), mang gần 8,5 tấn vũ khí dưới 9 giá treo (gồm bom có và không có điều khiển, bom hạt nhân, tên lửa đối đất, đối không...)

Ngoài ra, F-4 Phantom còn được rất nhiều đồng minh của Mỹ sở hữu và sử dụng. Chính vì vậy, nó là một trong những biểu tượng của thời kì chiến tranh lạnh. Cánh to cùng động cơ khỏe giúp loại chiến đấu cơ này có được lợi thế khá lớn so với đối thủ của nó, những chiếc MiG do Liên Xô sản xuất.

Trong khi đó, F-16 là loại chiến đấu cơ phản lực đa nhiệm do General Dynamics và Lockheed Martin hợp tác phát triển cho không quân Mỹ. Với khả năng linh hoạt cùng những đặc tính ưu việt như buồng lái cao giúp phi công quan sát tốt hơn, cần điều khiển tiện dụng cùng với động cơ phản lực mạnh giúp nó tăng tốc rất nhanh.

Đây là loại máy bay thành công bậc nhất của phương Tây với hơn 4.500 sản phẩm được sản xuất kể từ khi chúng được đưa vào biên chế quân đội Mỹ năm 1976. Dù không còn được không quân Mỹ đặt hàng nhưng F-16 vẫn được chế tạo để xuất khẩu. Hiện F-16 hoạt động trong biên chế không quân 26 quốc gia trên toàn thế giới.

Những sự kiện lạ nhất tháng 6 Thổ Nhĩ Kỳ 'xử' Syria ra sao? Khám phá sức mạnh của Su-30KN
Những sự kiện lạ nhất tháng 6 Thổ Nhĩ Kỳ 'xử' Syria ra sao? Khám phá sức mạnh của Su-30KN
Công nghệ gián điệp mới của Mỹ Những vật dụng vô giá của Hoàng gia Anh Tàu chiến tập trận lớn nhất thế giới ở vành đai Thái Bình Dương
Công nghệ gián điệp mới của Mỹ Những vật dụng vô giá của Hoàng gia Anh Tàu chiến tập trận lớn nhất thế giới ở vành đai Thái Bình Dương

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm