Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thợ lặn nữ Nhật Bản và huyền thoại 5.000 năm

Nghề lặn biển ở Nhật Bản có lịch sử khoảng 5.000 năm. Tuy nhiên, chỉ khoảng 2.000 thợ lặn còn hành nghề ở xứ sở mặt trời mọc.

Một ngày ra khơi của những nữ thợ lặn huyền thoại Nhật Bản Nhiều thợ lặn nữ Nhật Bản nay đều ở độ tuổi trên 60 và đã hành nghề trong phần lớn quãng đời mình. Cuộc sống họ dệt nên những huyền thoại về nghề lặn biển 5.000 năm ở Nhật Bản.
tho lan Nhat Ban anh 1
Truyền thống lặn biển ở Nhật Bản bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước. Các thông tin liên quan đến “những người phụ nữ của biển” này được ghi nhận từ cách đây khoảng 5.000 năm. Nghề lặn biển từng rất phát triển nhưng hiện chỉ còn khoảng 2.000 thợ lặn ở Nhật Bản. Khoảng 800 người trong số họ cư trú ở khu vực Ise-shima, tỉnh Mie, vốn được biết đến là vùng nước giàu tài nguyên. Nhiều thợ lặn nữ đều ở vào độ tuổi trên 60 và đã hành nghề trong phần lớn quãng đời mình. Ảnh: CNN.
tho lan Nhat Ban anh 2
Ở Nhật Bản, cuộc sống của nhiều thợ lặn nữ đã dệt nên những huyền thoại.

 

Đó là trong những năm sau Thế chiến thứ 2, khi người phương Tây phát hiện ra những “nàng tiên cá” có thực này. Thời đó, thợ lặn nữ chỉ mặc khố và đeo mặt nạ lặn, đồng thời quấn thêm một khăn vải để bảo vệ đầu khi lặn. Sau đó, trang phục của họ dần trở nên kín đáo hơn, với áo và quần dài vải, trước khi chuyển sang đồ lặn bằng cao su che toàn thân từ năm 1960. Ảnh: CNN.

 

tho lan Nhat Ban anh 3
Trên thuyền đánh cá của mình, thuyền trưởng Masumi Nakamura chỉ vào người phụ nữ và nói một cách tự hào: “Vợ tôi Sayuri là thợ lặn giỏi nhất và nhanh nhất ở đây. Bà ấy có thể bắt nhiều nhất tới 6 con bào ngư chỉ trong một lần lặn”. Bà Sayuri Nakamura, 64 tuổi, là một thành viên trong nhóm 5 thợ lặn nữ săn tìm hải sản gần như hàng ngày ở vùng biển thành phố Toba, Nhật Bản. Người mẹ 91 tuổi của bà Sayuri cũng từng là thợ lặn. Bà nghỉ hưu ở tuổi 70. Ảnh: CNN.
tho lan Nhat Ban anh 4
Tùy thuộc vào chỉ định hàng ngày của Hiệp hội Thợ lặn địa phương, những thợ lặn nữ này sẽ dành ra khoảng 1,5 - 2 giờ mỗi sáng, tự do tìm kiếm mọi sản vật gồm hải sâm, rong biển, ốc biển cho đến loại hải sản có giá trị nhất là bào ngư. Ảnh: CNN.

 

tho lan Nhat Ban anh 5
Sayuri và chồng bà đã làm việc cùng nhau từ khi bà mới 19 tuổi, cũng là năm bà bắt đầu lặn biển. Ông Masumi, người sinh ra trong một gia đình có truyền thống đánh bắt, chia sẻ: “Điều kiện đầu tiên của tôi khi lấy nhau đó là người phụ nữ phải là một thợ lặn. Bởi chỉ với cách này, chúng tôi mới có thể dành cả ngày bên nhau”. Cuộc đời bơi lội giúp các thợ lặn có một dung tích phổi cực lớn. Đây là một đặc tính được truyền cho các thế hệ con cháu. Ảnh: CNN.

 

tho lan Nhat Ban anh 6
Sau những giờ ngụp lặn dưới biển, bà Sayuri và những người trong nhóm leo lên thuyền, kéo theo những thứ vừa bắt được. Tiếp đó, họ để chúng vào các xô riêng, được dán tên mỗi người thợ lặn. Khi thuyền đi vào bờ, những người phụ nữ ngồi vui đùa và tán ngẫu về thời tiết trong ngày, hoặc đố nhau ai là người bắt được nhiều hải sản nhất. Ảnh: CNN.

 

tho lan Nhat Ban anh 7
Một khi thuyền cập bến, những người thợ lặn mang những xô hải sản đến khu chợ gần đó, nơi sản vật được phân loại và cân đong. Tại đây, với tâm trạng vừa hào hứng nhưng cũng không kém phần căng thẳng, họ sẽ biết ngày hôm đó kiếm được bao nhiêu tiền. Sau đó, những người phụ nữ đi về căn chòi bên bờ biển, nhóm lửa để sưởi ấm và ăn những thứ tươi sống vừa bắt được, gồm nhím biển và ốc. Ảnh: CNN.

 

tho lan Nhat Ban anh 8
Không giống như thợ lặn ở các khu vực khác của Nhật Bản, nơi phụ nữ lặn nhiều giờ đồng hồ và hai lần trong ngày, ông Masumi và nhóm của mình mỗi ngày chỉ lặn 1 lần và 6 ngày/tuần. Họ thường nghỉ vào thứ bảy, cùng với 2 ngày thứ ba trong tháng, gọi là “ngày cá” (fish day). Ông Masumi cho biết ngày này là cơ hội để những ngư dân trẻ gặp gỡ bạn gái. Việc lặn biển có cường độ công việc cao, nhưng thợ lặn vẫn có thời gian dành cho gia đình cũng như có những hoạt động trên bờ. Ảnh: CNN.

 

Thợ săn và cộng sự đại bàng trên thảo nguyên Mông Cổ

Ở một vùng đất xa xôi thuộc phía tây Mông Cổ, vẫn còn những người đàn ông rong ruổi trong những cuộc đi săn trên lưng ngựa, trên tay anh ta là một chú chim đại bàng.

Lợn rừng tăng vọt, Nhật huy động phụ nữ đi săn

Nhật Bản đang thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích phụ nữ tham gia săn bắn để bảo vệ các trang trại khỏi sự tấn công của động vật hoang dã như hươu hay heo rừng.

Khánh Ly

Theo CNN

Bạn có thể quan tâm