Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thịt giả gây tranh cãi

Lãnh đạo một số công ty thực phẩm quốc tế và chuyên gia dinh dưỡng khẳng định "thịt giả" làm từ thực vật không thực sự tốt cho sức khỏe vì bị chế biến quá nhiều.

"Thịt giả" - làm từ thực vật - đang trở nên phổ biến tại các nước châu Âu và Mỹ. Theo hãng nghiên cứu Jefferies, thị trường "thịt thay thế" toàn cầu dự kiến đạt quy mô 240 tỷ USD trong vòng 20 năm tới khi công nghệ thực phẩm mới phát triển và người tiêu dùng thay đổi cách ăn uống. 

Nhờ đó, các công ty sản xuất thịt giả như Beyond Meat và Impossible Foods hưởng lợi lớn. Tháng 5, Beyond Meat phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) với giá cổ phiếu ban đầu 25 USD.

Theo Vox, giá cổ phiếu Beyond Meat đã tăng lên tới 169 USD, đẩy giá trị vốn hóa của hãng lên hơn 10 tỷ USD. Trong khi đó, Impossible Foods thu hút thêm 300 triệu USD vốn đầu tư. 

Tuy nhiên, lãnh đạo một số công ty thực phẩm truyền thống cảnh báo trên thực tế thịt làm từ thực vật không thực sự tốt cho sức khỏe như quảng cáo và đi ngược lại với xu hướng tiêu thụ thực phẩm toàn phần (không qua chế biến) và không biến đổi gen.

thit nhan tao gay lo ngai anh 1
Cổ phiếu Beyond Meat tăng vọt nhờ kinh doanh thịt giả. Ảnh: Beyond Meat

CEO của các tập đoàn thực phẩm lớn như Whole Foods hay Chipotle cho rằng thịt từ thực vật bị chế biến quá nhiều. “Tôi không nghĩ ăn những thực phẩm được chế biến quá nhiều là tốt cho sức khỏe”, CEO John Mackey của Whole Foods nói với CNBC.

“Người dùng thích ăn thực phẩm toàn phần hơn. Vì sức khỏe, tôi sẽ luôn nói không với thực phẩm được chế biến quá nhiều”, ông Mackey nhấn mạnh.

Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Alissa Rumsey thuộc Alissa Rumsey Nutrition and Wellness cho rằng không hẳn là bánh burger thịt nhân tạo tốt cho sức khỏe hơn burger thịt bò bình thường. Bà nhấn mạnh tỷ lệ sodium và chất béo bão hòa trong burger thịt nhân tạo trên thực tế cũng tương đương burger thịt bò truyền thống. 

Còn quá sớm để xác định thịt nhân tạo ảnh hưởng tốt hay xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Một số chuyên gia cho rằng thịt giả tốt hơn vì giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư liên quan đến các loại thịt đỏ và tốt cho những người mẫn cảm với hormone tăng trưởng và kháng sinh cho gia súc.

Theo Jefferies, thịt nhân tạo sẽ chiếm 9% thị trường thịt toàn cầu vào năm 2040. Tại hầu hết siêu thị ở Mỹ, người tiêu dùng hiện có thể mua thịt bò, gà nhân tạo song song với thịt truyền thống.

Ngoài thịt làm từ protein thực vật, còn có một loại thịt thay thế nữa đang được phát triển, được gọi là "thịt sạch". Đây là loại thịt được sản xuất trong phòng thí nghiệm, sử dụng tế bào gốc của gia súc. 

Các nhà nghiên cứu nuôi cấy tế bào gốc của gia súc trong phòng thí nghiệm với sự hỗ trợ của một hợp chất kích thích tăng trưởng. Công nghệ này đang được phát triển ở nhiều quốc gia. Nhiều khả năng "thịt sạch" sẽ xuất hiện trên thị trường và cạnh tranh với thịt nhân tạo từ thực vật trong vài năm tới.  

Thịt nhân tạo chính thức bán ra, có thể thay thịt bò

Từ ngày 20/9, thịt nhân tạo được bán rộng rãi đến người tiêu dùng Mỹ, mở ra khả năng thay thế hoàn toàn thịt bò trong tương lai.



Minh Đăng

Bạn có thể quan tâm