Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiếu niên Trung Quốc chết đuối khi cứu nhầm nạn nhân

Hành động của nạn nhân gây lên tranh cãi. Một số cho rằng chúng ta chỉ nên giúp người khác nếu có khả năng tự cứu chính mình.

Ngày 22/6, thiếu niên 16 tuổi ở TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đuối nước thương tâm sau khi nhảy xuống sông cứu một chú chó.

Một nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết vào thời điểm xảy ra vụ việc, thiếu niên chơi bóng rổ ở gần bờ sông. Lúc này, một cô gái hô lớn "cứu em gái tôi với" khiến cậu nhầm tưởng nạn nhân là bé gái.

Trong khi đó, một số người khác khẳng định cô gái đã làm rõ đây là chú chó khi nhờ thiếu niên giúp đỡ.

Theo SCMP, bố của thiếu niên chia sẻ rằng con trai mình không hề biết bơi. Cậu là con duy nhất trong gia đình, có chiều cao 1,9 m, thường được miêu tả là một người "hướng ngoại và tốt bụng".

Bi kịch của cậu thiếu niên gây chấn động dư luận Trung Quốc. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là cái giá quá đắt dành cho người lương thiện?

Ở luồng quan điểm ngược lại, không ít người cho rằng cậu thiếu niên đã thể hiện lòng dũng cảm quá mức trong khi không hề biết bơi, dẫn đến tai nạn thương tâm.

Thieu nien duoi nuoc vi cuu chu cho anh 1

Hiện trường xảy ra vụ việc. Ảnh: Dayoo.com.

Sự cố của nạn nhân khiến nhiều người nhớ đến Nai Linh (14 tuổi), một anh hùng trẻ của Trung Quốc từng dũng cảm cứu người vào khoảng 3 thập kỷ trước.

Theo đó, Lai Ning tình nguyện tham gia vào đội lính cứu hỏa để hỗ trợ dập tắt đám cháy rừng tại tỉnh Sichuan vào năm 1988. Trong quá trình làm nhiệm vụ, cậu thiếu niên gặp nạn và qua đời.

Người dân coi Lai Ning là "liệt sĩ", sau đó một chiến dịch khuyến khích lòng dũng cảm như cậu được phát động toàn quốc.

Tuy nhiên, một bộ phận người dân cho rằng sự dũng cảm chỉ nên được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ và đúng với sức mình.

Một cư dân mạng bình luận: "Tôi không thể ngừng nghĩ về Lai Ning. Sách giáo khoa dạy trẻ nhỏ rằng phải chống trả những kẻ xấu như trộm, cướp. Nhưng phải đánh đấm ra sao khi chúng còn không vác nổi một bịch gạo?".

"Ngày nay, tôi giáo dục con em mình rằng chỉ nên giúp người khác khi chúng ta có thể tự cứu lấy bản thân mình. Mỗi người cần biết cách xử lý khôn khéo trong các tình huống khẩn cấp thay vì chỉ có những hành động dũng cảm bột phát", một người dùng nói.

Đường Sơn không còn là thành phố văn minh sau vụ 4 cô gái bị đánh đập

Đường Sơn bị tước danh hiệu “thành phố văn minh quốc gia” được trao tặng từ năm 2011. Vụ tấn công hôm 10/6 gây nên sự phẫn nộ về bạo lực trên cơ sở giới và băng nhóm.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm