Sáng 11/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chủ trì buổi họp trực tuyến với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại những địa phương này.
Các tỉnh phía Nam cần nhân lực hỗ trợ
Tại cuộc họp, đại diện các địa phương đều đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ về nhân lực. Về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Sơn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, bày tỏ chia sẻ về tình trạng thiếu nhân lực của các địa phương trong phòng, chống dịch.
“Địa phương cần chủ động huy động nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời, phải đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trên địa bàn thông qua tập huấn về sử dụng trang thiết bị phòng hộ; cách điều phối bệnh nhân phù hợp”, ông Sơn lý giải.
Đồng thời, chuyên gia của Bộ Y tế khuyến nghị các địa phương cần huy động nguồn nhân lực y tế tư nhân, sinh viên khối ngành y dược trên địa bàn tham gia lấy mẫu xét nghiệm hoặc tổ chức tiêm chủng.
Bài toán nhân lực là vấn đề khó khăn cần tháo gỡ ở nhiều tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Cũng theo thông tin của ông Sơn, hiện nay, với tinh thần tích cực, các tỉnh, thành phố cử gần 2.000 cán bộ y tế vào phía Nam hỗ trợ phòng chống dịch. Bộ Y tế cũng cử hơn 4.000 y bác sĩ, trong đó, hơn 1.000 thầy thuốc vào TP.HCM và các địa phương phía Nam.
Liên quan công tác hậu cần cho điều trị F0, ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, đề nghị các địa phương chủ động rà soát lại khả năng chứa, điều phối, vận chuyển oxy cho cơ sở y tế trên địa bàn.
Bộ Y tế đã công bố danh sách cụ thể các đơn vị sản xuất, cung ứng oxy. Do đó, sở y tế các địa phương cần liên hệ chủ động với những đơn vị cung ứng oxy, ký hợp đồng đặt hàng dự trù cho nhu cầu sử dụng, tránh bị động khi dịch lan rộng và nhu cầu sử dụng tăng lên. Song song đó, địa phương cần rà soát lại hệ thống đầu cuối sử dụng oxy tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Cần chiến lược xét nghiệm hợp lý, chuyển tuyến F0 đúng thời điểm
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong công tác phòng, chống dịch. Tuy nhiên, ông Thuấn đề nghị địa phương nghiên cứu, tiếp thu các khuyến nghị từ tổ công tác cũng như chuyên gia của Bộ Y tế về xét nghiệm, điều trị, sử dụng nhân lực…
Thứ trưởng Thuấn yêu cầu các tỉnh thực hiện nghiên Chỉ thị 16, đặc biệt tại vùng vàng, vùng đỏ, tận dụng “thời gian vàng” này cùng với xét nghiệm trên diện rộng để bóc tách nhanh, triệt để các F0 ra khỏi cộng đồng, nhất là ở khu vực vùng đỏ.
Trong công tác xét nghiệm, các địa phương cần có chiến lược xét nghiệm hợp lý, kết hợp hài hoà giữa test nhanh kháng nguyên và rRT-PCR; đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, xét nghiệm, truy vết, tiêm chủng vaccine, phân tầng điều trị.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương có chiến lược xét nghiệm hợp lý, chuyển tuyến điều trị đúng thời điểm và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Liên quan công tác điều trị, ông Thuấn đề nghị các tỉnh thực hiện chiến lược phân tầng theo hướng dẫn nhằm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực y tế. Nguyên tắc là tránh để F0 chuyển tuyến không phù hợp. Bởi nếu chuyển quá sớm sẽ gây quá tải cho tuyến trên, quá muộn làm tăng nguy cơ, thậm chí tử vong cho người bệnh.
Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải quyết liệt, chủ động thực hiện "4 tại chỗ" trong phòng chống dịch, đặc biệt đẩy nhanh thiết lập trung tâm, khu vực điều trị ICU, chuẩn bị oxy.
Trong công tác tiêm chủng, các địa phương cần quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ tiêm, “vaccine về đến đâu tiêm ngay và đảm bảo an toàn”, tránh tình trạng tiêm chậm, nhận vaccine chậm nhưng lại vẫn đề xuất phân bổ thêm vaccine.
Bộ Y tế đã quyết định cấp 700.000 test nhanh cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Các địa phương như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước… cần liên hệ với Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để nhận test nhanh tại kho dự trữ của bộ ở phía Nam. Ngoài ra, trong thời gian qua, nhiều máy thở, máy thở HFNC, trang thiết bị và vật tư chống dịch cũng đã được Bộ Y tế cấp phát, phân bổ, điều chuyển cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Hiện tại, trong số 6 tỉnh, thành, Bình Dương là nơi có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất với hơn 32.400 ca. Trong đó, gần 3.700 ca phát hiện qua khám sàng lọc tại các cơ sở y tế, 5 F0 phát hiện tại chốt kiểm dịch, số còn lại phát hiện trong cộng đồng, trong các khu cách ly… Hiện tại, Bình Dương thành lập trung tâm điều phối phản ứng nhanh để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi (giữa) thăm bệnh viện dã chiến số 4 tại huyện Bàu Bàng ngày 9/8. Ảnh: Ban Tuyên giáo Bình Dương |
Trong khi đó, số F0 của Đồng Nai vẫn có xu hướng tăng cao. Lãnh đạo tỉnh dự kiến mỗi ngày địa phương này có thể thêm 2.000 trường. Khoảng 10 ngày gần đây Đồng Nai không xuất hiện các ổ dịch lớn, các ổ dịch nhỏ đều khoanh ngay. Tuy nhiên, vấn đề "3 tại chỗ" chưa được xử lý tốt. Bộ Y tế cũng yêu cầu Đồng Nai quyết liệt hơn trong xử lý các doanh nghiệp vi phạm quy định này.
Tây Ninh và Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước cũng dự báo số ca mắc Covid-19 sẽ gia tăng trong thời gian tới. Khoảng 70% F0 ở Long An không có triệu chứng, 5% ca bệnh diễn biến nặng. Tây Ninh đặt mục tiêu thay đổi chiến lược xét nghiệm để bảo vệ vùng xanh, thu hẹp dần vùng đỏ. Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước đều đang thí điểm cách ly F1 tại nhà.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.