Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiên thạch khổng lồ bay qua trái đất vào đêm Giáng sinh

Các nhà khoa học dự báo, một thiên thạch rộng khoảng 2,4 km sẽ đến gần với trái đất vào đêm Giáng sinh.

Thiên thạch 2003 SD220, hay còn gọi là 163.899, sẽ bay qua và cách trái đất khoảng 11 triệu km, xa gấp 28 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng. Theo Idea Girl Severe Storm Predictions, một trang web chuyên cảnh báo thảm hoạ thiên nhiên trên trái đất, 2003 SD220 có thể tác động và gây ra động đất hoặc núi lửa phun trào.

Tuy nhiên, Eddie Irizarry, một chuyên gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), viết trên EarthSky rằng: “Những khẳng định đó là sai lệch và không chính xác. Trong thực tế, không bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng, một thiên thạch có thể gây ra bất kỳ hoạt động địa chấn nào, trừ khi nó va chạm với trái đất”.

2003 SD220 sẽ bay qua trái đất vào đêm Giáng sinh. Ảnh: NASA

Con người chỉ có thể nhìn thấy thiên thạch 163.899 qua kính viễn vọng kể từ khi phát hiện nó vào năm 2003. Hiện tại, tốc độ di chuyển của nó là 28.164 m/s.

NASA cho biết, thiên thạch có thể tiến sát trái đất một lần nữa vào năm 2018. Tuy nhiên, nó không phải là mối đe doạ với hành tinh của chúng ta trong ít nhất 200 năm tới.

Nếu nó đâm vào trái đất, một thiên thạch lớn như vậy có thể tiêu diệt toàn bộ một lục địa.

NASA đưa 2003 SD220 vào danh sách những thiên thạch mà con người có thể tiếp cận. Các nhà thiên văn sẽ tiếp tục theo dõi nó trong những tuần tới.

Theo Chương trình Quan sát Đối tượng gần Trái đất, một chương trình kiểm tra các mối đe doạ tiềm năng của NASA, không thiên thạch hay sao chổi nào có thể tác động đến trái đất trong tương lai gần.

NASA bác tin đồn tận thế

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phủ nhận tin đồn một thiên thạch khổng lồ sắp đâm trúng trái đất trong tháng tới.

Cầu lửa khổng lồ xuất hiện trên bầu trời Thái Lan

Nhiều người Thái Lan thấy cầu lửa rực sáng di chuyển trên bầu trời vào sáng 7/9 và cho rằng đó là thiên thạch rơi vào bầu khí quyển trái đất.

 


Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm