Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thị trường thực phẩm, đồ uống: Sức hút khó cưỡng

Việc Pháp dỡ bỏ rào cản đối với thịt bò và táo Pháp hay xu hướng kinh doanh mới của doanh nghiệp Nhật đối với thị trường Việt Nam, cho thấy sức hút của nông nghiệp và thực phẩm.

Mới đây, đoàn daonh nghiệp Nhật Bản vừa có buổi gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại TP.HCM để tìm cơ hội xúc tiến bán thực phẩm, đồ uống và sữa của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam.

Từ xu hướng của doanh nghiệp Nhật

Theo ông Osato Kazuhiko - Giám đốc phụ trách xúc tiến thương mại và đầu tư của JETRO tại TP.HCM, Chính phủ Nhật Bản đang có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành thực phẩm Nhật Bản ra nước ngoài. Trong một thông tin có liên quan, trước đó, tờ Mainichi – một trong các tờ báo lâu đời nhất của Nhật Bản đã được Bộ Kinh tế Nhật Bản hỗ trợ kinh phí nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nước này bán sản phẩm qua thị trường Việt Nam. Theo đó, tờ báo này đã hợp tác với công ty Partners Plus Nhật Bản để mở cửa hàng Plus Mainichi tại quận 1, TP.HCM. Công ty cổ phần Lợi ích cộng đồng Việt Nam được ủy quyền trong việc quản lý, kinh doanh cửa hàng Plus Mainichi vừa để bán lẻ và cũng qua đây tìm các kênh phân phối cho sản phẩm Nhật Bản tại Việt Nam.

Siêu thị Aeon đầu tiên của Nhật Bản đã chính thức khai trương tại TP HCM vào đầu năm nay đã giúp người tiêu dùng VN tiếp cận với những sản phẩm theo tiêu chuẩn, chuẩn mực của Nhật Bản.

Siêu thị Aeon đầu tiên của Nhật Bản đã chính thức khai trương tại TP. HCM vào đầu năm nay đã giúp người tiêu dùng VN tiếp cận với những sản phẩm theo tiêu chuẩn, chuẩn mực của Nhật Bản.

Trước đó, ông Yasuzumi Hirotaka - Giám đốc Điều hành Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản tại TP.HCM (JETRO TP.HCM) cho biết, ông cảm nhận được xu hướng đầu tư, kinh doanh mới của doanh nghiệp Nhật đối với thị trường Việt Nam là tập trung vào nông nghiệp và thực phẩm. Chẳng hạn, trước đây, hầu như có rất ít doanh nghiệp Nhật Bản đến Jetro TP.HCM để tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp. Tuy nhiên, từ tháng 5 năm ngoái đến tháng 5/2014, có đến 30 trường hợp doanh nghiệp Nhật Bản đến cơ quan này để tìm hiểu thông tin liên quan.

Đến mức tăng trưởng hấp dẫn

Năm năm qua, ngành thực phẩm và đồ uống tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng, được đánh giá là ngành có tiềm năng lớn, đặc biệt là tại các thành phố và thị trấn, nơi có mức sống ngày càng được cải thiện.

Theo Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), Việt Nam là thị trường năng động với dân số gần 89 triệu người, đa phần nằm trong độ tuổi lao động, cùng với đó là tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng đạt 8% (giai đoạn 2011 - 2020) mức tiêu thụ cao nhất ASEAN.

Lãi của các doanh nghiệp ngành thực phẩm khả quan hơn những ngành khác trong năm qua.

Theo ước tính của BMI, ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép, đạt 9,43%. Trong đó, doanh thu ngành thực phẩm đóng hộp là 5,17%, bánh kẹo là 4,65%, đồ uống có gas tăng 6,9%.

Song song với sự tăng trưởng của ngành, mức tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng 4,3%/năm, đạt khoảng 5,8 triệu đồng/năm (316 USD/năm). Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm và đồ uống tăng cao nên Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư.

Ở mức gần hơn, dự báo của Bộ Công thương cho thấy, tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 tiếp tục tăng 5,1%, ước đạt 29,5 tỷ USD. Trong đó, ngành thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng 4,3% về số lượng và 10,4% về giá trị doanh số bán hàng.

Còn nhớ, tại Triển lãm Vietfood & Beverage 2013 diễn ra tại TP.HCM cuối năm 2013, bà Nataliya Pavlovskaya - đại diện Tập đoàn Meat Dairy Company (Belarus) cho biết mong muốn muốn mở rộng tại thị trường Việt Nam với các sản phẩmsản phẩm pho-mat, sữa chua, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Ngoài ra, tập đoàn này cũng giới thiệu thịt bò, thịt gia cầm được nuôi và chế biến theo quy trình sạch, theo tiêu chuẩn châu Âu...

Mới chỉ là mong muốn, dự định đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm, nhưng có thể nói, với tiềm năng hấp dẫn, sức hút khó cưỡng, thị trường thực phẩm đồ uống hứa hẹn cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi sự vào cuộc sổi nổi của các doanh nghiệp FDI tới đây.

Cuộc chiến nước đóng chai bùng nổ

Thị trường nước đóng chai Việt Nam hiện tựa như thời Xuân Thu - Chiến Quốc với hàng trăm nhãn hiệu đang tranh hùng. 

http://dddn.com.vn/thi-truong/thi-truong-thuc-pham-do-uong-suc-hut-kho-cuong-201408050257280.htm

Theo Quyên My/Diễn đàn Doanh Nghiệp

Bạn có thể quan tâm