Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), từ đầu tháng 2 đến hết tháng 4, kinh tế Việt Nam ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp thay đổi phương thức kinh doanh để bám trụ và giữ doanh số, khách hàng tăng cường mua sắm trực tuyến vì mục đích an toàn, thương mại điện tử (TMĐT) và dịch vụ giao hàng cũng ghi nhận sự tăng trưởng.
TMĐT trở nên phổ biến hơn khi nhóm người tiêu dùng vốn chưa quen với hình thức này cũng bắt đầu mua hàng qua website, app.
Tình hình kinh doanh của nhóm doanh nghiệp chuyển phát và logistics theo đó có dấu hiệu tích cực. Cụ thể, 55% doanh nghiệp có số lượng đơn hàng tăng so với cùng kỳ năm 2019, 73% doanh nghiệp có số lượng đơn hàng tăng so với tháng 1.
Chỉ số về đơn hàng TMĐT ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nguồn: Vecom. |
Giao nhận nhanh mở rộng
Khi TMĐT phát triển, dịch vụ giao hàng cũng cần mở rộng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Để tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp giao hàng cần đảm bảo các yếu tố: Thời gian phục vụ rộng (ví dụ từ 8h đến 22h); tối ưu hoá tuyến đường để giảm chi phí; đa dạng gói giao trong ngày, giao siêu tốc, siêu rẻ… để bên bán và bên mua cùng hưởng lợi. Các đơn vị giao hàng cần cố gắng không bị khách đánh giá là giao chậm, ít tài xế nhận đơn… để tăng khả năng tái đặt đơn.
Trong thị trường cạnh tranh cao, doanh nghiệp nào mạnh về công nghệ và có độ phủ cao, liên kết tốt giữa người bán và người mua sẽ chiếm ưu thế. Người bán dành nhiều quan tâm đến việc có nhiều tài xế gần để nhận đơn, trong khi đó, người mua cần thời gian giao hàng nhanh, tiện ích và quy trình đơn giản khi thao tác. Do vậy, các doanh nghiệp giao hàng cần đầu tư phát triển đối tác tài xế, tăng trưởng nhanh, ổn định cũng như xây dựng ứng dụng đa tiện ích, dễ sử dụng.
Từ ngày 1/8, AhaMove mở rộng dịch vụ đến các tỉnh lân cận TP.HCM như Đồng Nai và Bình Dương, cụ thể là các thành phố Biên Hoà, Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một. Việc mở rộng giúp hãng tăng độ phủ, đưa chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào các vùng lân cận để giúp các chủ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về logistics trong thời điểm dịch Covid-19 trở lại. Đây cũng là bước tạo đà giúp hoạt động kinh doanh và giao nhận của các địa phương này tăng trưởng.
Shipper AhaMove trong một hoạt động tặng suất ăn của hãng. |
Doanh nghiệp, đặc biệt là các chủ cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ như đồ ăn uống, nhu yếu phẩm, hiệu thuốc… bắt kịp xu hướng bán hàng online sẽ không cần “nuôi” đội ngũ giao hàng. Việc sử dụng dịch vụ giao hàng của các đơn vị cung ứng như AhaMove giúp chủ cửa hàng chủ động xử lý đơn hàng, tiết kiệm chi phí vận hành.
Ông Ngô Thế Vinh, Trưởng phòng tiếp thị AhaMove cho biết, hiện hãng có hơn 100.000 đối tác tài xế ở TP.HCM và Hà Nội. Hãng tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động ra 2 tỉnh lân cận để phục vụ nhu cầu thị trường, đảm bảo những ưu điểm đảm bảo tính cạnh tranh như giao hàng chuyên nghiệp dù nắng, mưa, lễ, Tết; an toàn với tính năng theo dõi đơn hàng và tuyến đường; đa dạng dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. “Trong tương lai, tham vọng của AhaMove là có thể phát triển tại thị trường nước ngoài. Nền tảng vận hành và kinh nghiệm thực tế khiến chúng tôi tự tin đặt mục tiêu vươn ra xa hơn", ông Vinh chia sẻ.
Tham vọng tiến ra biển lớn
Việc mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài Hà Nội và TP.HCM là bước đi chiến lược của AhaMove, nhằm nhân rộng mô hình giao hàng nội thành chuyên nghiệp.
Đây là thử nghiệm bước đầu cho mục tiêu phát triển mô hình kinh doanh ra các thành phố lớn khác. Hãng chia sẻ, mỗi địa phương có đặc trưng về thói quen mua bán, đối tác tài xế, tính chất thị trường khác nhau. Do đó, các bước đi thử nghiệm, thăm dò thị trường là cần thiết để việc mở rộng kinh doanh bền vững hơn.
Áp dụng thành công đã có của mô hình ở TP.HCM và Hà Nội cho các khu vực khác, AhaMove từng bước thử nghiệm sau khi đã tìm hiểu rõ xu hướng mua và bán của mỗi địa phương.
Việc mở rộng thị trường nhằm thực hiện tham vọng tiến ra biển lớn của AhaMove. |
Theo đại diện hãng, sau khi thực hiện thành công việc tiếp cận thị trường mới, chuyện “thừa thắng xông lên", tiến ra nước ngoài sẽ là câu chuyện của thời gian. Bởi để mở rộng và phát triển thị trường, vấn đề vốn đầu tư cho công nghệ và ưu đãi cho tài xế, chủ cửa hàng, khách hàng… nhằm chiếm thế cạnh tranh rất quan trọng. AhaMove có lợi thế gọi vốn thành công từ Temasek - quỹ đầu tư của chính phủ Singapore từ tháng 10/2019, với giá trị đầu tư đến 100 triệu USD.
Với nền tảng vững chắc về tài chính và kinh nghiệm sau gần 5 năm góp mặt trên thị trường, AhaMove sở hữu nhiều tiềm năng trong việc mở rộng phạm vi và chất lượng dịch vụ.
Bình luận