Theo nhận định của Savills, thị trường bất động sản BĐS Việt Nam vẫn phát triển tốt dù và càng tốt hơn khi CPTPP đạt được thỏa thuận, khi không có Mỹ.
Đơn vị này kỳ vọng về một lượng lớn vốn đầu tư dành cho bất động sản (BĐS) trong năm 2017, tiếp nối theo năm 2016 vô cùng sôi động. Mối quan tâm tới từ các quốc gia là thành viên TPP "mới", và cả không phải là thành viên TPP còn rất mạnh, cộng thêm sự chú ý tăng dần từ Trung Quốc.
Bên cạnhTPP, những thảo luận liên quan đến Hiệp định đối tác toàn diện khu vực – RCEP, bao gồm Trung Quốc, cũng như cương vị thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng kích thích sự đầu tư liên tục.
Việt Nam cũng chứng kiến hoạt động thương mại với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc thường đồng hành cùng FDI, chú trọng rót đầu tư vào những lát cắt quan trọng của nền kinh tế như cơ sở hạ tầng và bất động sản.
Đơn vị phân tích có cái nhìn tích cực về việc TPP sắp có hiệu lực dù không có Mỹ. Ảnh: Tiến Tuấn. |
Ngoài ra, những nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có sự quan tâm lớn đối với thị trường BĐS Việt Nam hiện tại, hỗ trợ bởi tăng trưởng GDP cao, hệ thống tài chinh tiền tệ tương đối ổn định, dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng như sự phát triển mau chóng của thị trường tiêu dùng nội địa, nhờ vào sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu đang nhanh hơn so với bất kỳ quốc gia nào.
Rót vốn đầu tư cũng đang diễn ra ở tất cả các lĩnh vực BĐS từ công nghiệp, văn phòng, nhà ở thương mại đến bán lẻ. Thêm vào đó, sự tăng trưởng nhanh ở lượng khách du lịch, cả nước ngoài lẫn nội địa, cũng tạo ra “cú hích” lớn trong phân khúc khách sạn.
Tuy nhiên, Savills cho rằng vẫn còn không ít thách thức phía trước cho nhà đầu tư ngoại, để xác định chất lượng đầu tư BĐS với quyền sở hữu rõ ràng.
Những giao dịch liên quan đến tài sản doanh nghiệp vẫn sẽ khan hiếm, và phần lớn lượng giao dịch chủ yếu xoay quanh những dự án phát triển ổn định. Bởi điều mà nhiều nhà phát triển nước ngoài hướng tới chính là sự đảm bảo hợp tác dài hạn cùng các đối tác trong nước.