Theo thông báo của Bộ Y tế lúc 18h ngày 3/3, Hải Dương ghi nhận 5 ca bệnh mới đều là F1, đã cách ly tập trung tại TP Chí Linh (1), huyện Kim Thành (3) và TP Hải Dương (1).
Bốn người được điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3 - Đại học Sao Đỏ cơ sở 2. Bệnh nhân còn lại điều trị ở Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Hai người nhập cảnh mắc Covid-19 đều có địa chỉ tại TP.HCM, vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên ngày 28/2. Hiện các bệnh nhân được điều trị tại Trung tâm Y tế TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Hải Dương vẫn là địa phương ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 nhiều nhất trong đợt dịch này. Ảnh: Thạch Thảo. |
Theo Bộ Y tế, 10 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng (Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP.HCM). Từ ngày 27/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 873 người mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 13 tỉnh, thành phố.
Hải Dương chịu đợt bùng phát dịch lớn nhất từ trước đến nay với 681 bệnh nhân. Nhiều ngày gần đây, số ca mắc được công bố mỗi ngày của địa phương này có xu hướng giảm. Ca bệnh được ghi nhận chủ yếu là F1 đã được cách ly và xét nghiệm sàng lọc trong khu phong tỏa.
0h ngày 3/3, Hải Dương chính thức kết thúc 15 ngày thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh, gỡ bỏ lệnh phong tỏa với TP Chí Linh và huyện Cẩm Giàng.
Tuy nhiên, Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội), cho rằng không thể loại trừ trường hợp người khỏe mạnh mang virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng và xuất hiện ca mắc không rõ nguồn lây bất cứ lúc nào.
Ông Trần Như Dương khuyến cáo Hải Dương luôn phải cảnh giác cao độ và cần hoàn thiện kịch bản phòng, chống Covid-19 chi tiết để không bất ngờ khi có ca nhiễm mới.
Với vaccine Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết bộ đang soạn thảo và dự kiến ban hành kế hoạch cung ứng vaccine Covid-19 trong tuần này.
Nội dung trong bản kế hoạch sẽ bao gồm tất cả nguồn vaccine chúng ta hiện có. Kế hoạch cũng sẽ hướng dẫn chi tiết đối tượng, thời gian, phương án truyền thông để người dân tiếp cận thông tin về vaccine đầy đủ, đa chiều.
Trong khi đó, COVIVAC, loại vaccine Covid-19 thứ hai của Việt Nam, chuẩn bị tiêm mũi đầu tiên của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một vào giữa tháng 3. Đây là vaccine do Viện Vaccine và Sinh Phẩm Y tế (IVAC) sản xuất, dự kiến có giá 60.000 đồng.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.