Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm 3.458 ca mắc Covid-19

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao sau 24 giờ là Hà Giang (+152), TP.HCM (+144), Đắk Lắk (+113).

  • Tổng số ca mắc mới trong ngày là 3.458, ghi nhận tại 47 tỉnh, thành phố.
  • Các tỉnh, thành có số ca mắc cao trong ngày: TP.HCM (1.162), Bình Dương (501), Đồng Nai (486).
  • Số bệnh nhân qua đời là 106 trường hợp.
  • Trong 24 giờ qua, 1.039.374 liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm.

Số ca mắc tăng

3 tỉnh, thành phố có số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất
Nguồn: Bộ Y tế
Nhãn TP.HCM Bình Dương Đồng Nai
12/10 F0 1018 447 501
13/10
1162 501 486

Tính từ 17h ngày 12/10 đến 17h ngày 13/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.461 ca nhiễm mới, trong đó, 3 người nhập cảnh và 3.458 trường hợp ghi nhận trong nước.

Số ca mắc tăng 519 người so với ngày trước đó. Trong đó, 1.432 ca trong cộng đồng.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm sau 24 giờ: Tây Ninh (-61), Bình Thuận (-17), Đồng Nai (-15).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng: Hà Giang (+152), TP.HCM (+144), Đắk Lắk (+113).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.851 ca/ngày.

Tính từ 27/4, Việt Nam có 845.050 ca mắc Covid-19 trong nước và 784.469 người đã được công bố khỏi bệnh.

4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước. 14 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (413.835), Bình Dương (223.476), Đồng Nai (56.475), Long An (33.508), Tiền Giang (14.702).

Tình hình điều trị, tiêm vaccine

Trong ngày 13/10, 1.191 F0 được công bố khỏi Covid-19 và 106 ca tử vong tại TP.HCM (73), Bình Dương (18), Long An (4), Đồng Nai (4), Tiền Giang (3), Cần Thơ (1), An Giang (1), Đồng Tháp (1), Quảng Trị (1). Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.120 người.

Trong ngày 12/10, 1.039.374 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là 56.330.750 liều, trong đó, tiêm 1 mũi là 39.837.150 liều, tiêm mũi 2 là 16.493.600 liều.

Việt Nam đã thực hiện 20.462.833 mẫu xét nghiệm cho 56.806.381 lượt người (tính từ 27/4).

Chiều 13/10, tại cuộc họp về tình hình nghiên cứu và sản xuất vaccine Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết cơ quan chuyên môn đang dự kiến kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi. Trong chuyến thăm Cuba vừa qua, Chủ tịch nước đã đề nghị nước bạn sớm gửi hồ sơ về vaccine tiêm cho trẻ em để thẩm định.

Ngoài ra, Việt Nam đã có chủ trương mua vaccine để tiêm cho trẻ em. Cụ thể, Bộ Y tế đã ký hợp đồng với Pfizer để mua thêm 20 triệu liều cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, số lượng và thời gian tiếp nhận vaccine phụ thuộc nhà cung cấp.

“Dự kiến khi triển khai, có thể tiêm cho lứa tuổi 16-17, sau đó đến lứa tuổi nhỏ hơn. Trong quá trình triển khai tiêm, các chuyên gia và Bộ Y tế sẽ tiếp tục xem xét, đánh giá về an toàn của vaccine khi tiêm cho trẻ”, ông Thuấn khẳng định.


Bảo vệ trẻ em như thế nào sau khi nới lỏng giãn cách? Do chưa nằm trong nhóm được tiêm vaccine Covid-19, trẻ dưới 18 tuổi sẽ phải hạn chế ra ngoài và cẩn trọng khi đến nơi đông người.

Việc cha mẹ cần làm khi trẻ chưa được tiêm vaccine Covid-19

Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng, nếu không được tiêm chủng đầy đủ, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác ngoài Covid-19.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm