- Tổng số ca mắc mới ngày 14/1 là 16.040, trong đó 14 ca nhập cảnh và 16.026 ca tại 62 tỉnh, thành phố.
- Các tỉnh, thành trên 700 ca F0 mới: Hà Nội (3.029), Đà Nẵng (765), Bình Định (711).
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 15.980 ca.
- 171 ca tử vong được ghi nhận sau 24 giờ.
- 1.066.301 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm trong vòng 24 giờ.
Ca mới ở Hà Nội vượt 3.000
10 tỉnh, thành phố có số lượng ca mắc Covid-19 trung bình cao nhất trong 7 ngày | |||||||||||
Nguồn: Bộ Y tế | |||||||||||
Nhãn | Hà Nội | Khánh Hòa | Bình Phước | Bình Định | Hải Phòng | Cà Mau | Đà Nẵng | TP.HCM | Bến Tre | Hưng Yên | |
Số F0 trung bình 7 ngày qua | Người | 2894 | 2492 | 1730 | 682 | 602 | 654 | 558 | 528 | 646 | 361 |
Theo thông tin lúc 18h ngày 14/1 của Bộ Y tế, Việt Nam vừa ghi nhận 16.040 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 16.026 ca ghi nhận trong nước tại 62 tỉnh, thành phố.
Số ca trong ngày hôm nay giảm 674 F0 so với ngày trước đó. Số lượng bệnh nhân nhiễm trong cộng đồng là 11.914 ca.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận trên 500 ca bệnh trong ngày là Hà Nội (3.029), Đà Nẵng (765), Bình Định (711), Khánh Hòa (680), Bình Phước (643), Bến Tre (555), Cà Mau (526), Hải Phòng (507).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.980 ca/ngày.
Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 50 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron. Tất cả đều là ca bệnh được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP.HCM (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).
Hà Nội tiếp tục là nơi có số ca mắc Covid-19 trong 24 giờ cao nhất cả nước. Trong khoảng một tháng qua, Hà Nội là nơi có số ca mắc mới cao nhất cả nước.
Sau Hà Nội, các tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa cũng có số ca nhiễm tăng cao. Ngày 14/1, TP.HCM có 402 ca mắc. Sau 6 ngày liên tiếp ghi nhận xu hướng tăng trở lại ca F0, số F0 tại địa phương này giảm mạnh.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.991.484 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.985.320.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP.HCM (510.604), Bình Dương (291.917), Đồng Nai (99.161), Tây Ninh (84.502), Hà Nội (82.435).
171 ca tử vong
Theo số liệu của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong ngày, Việt Nam có 4.290 người khỏi Covid-19. Tổng số người được điều trị khỏi đến nay 1.666.220 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.481, trong đó có 3.795 người thở oxy qua mặt nạ, 829 bệnh nhân thở oxy dòng cao (HFNC), 20 trường hợp được can thiệp ECMO.
Từ 17h30 ngày 13/1 đến 17h30 ngày 14/1, Việt Nam có 171 ca tử vong do Covid-19. TP.HCM có 15 ca, trong đó có 2 ca từ Tây Ninh chuyển đến.
Các trường hợp khác trú tại: An Giang (20 ca trong 02 ngày), Đồng Tháp (14), Tiền Giang (12), Sóc Trăng (11), Vĩnh Long (11), Cần Thơ (11), Bình Dương (9), Đồng Nai (8 ), Kiên Giang (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Hậu Giang (6), Tây Ninh (6), Bình Thuận (5), Long An (5), Bến Tre (5), Gia Lai (3), Cà Mau (3), Bình Định (3), Hải Phòng (2), Khánh Hòa (2), Nam Định (1), Đắk Lắk (1), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1), Bạc Liêu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 209 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.341 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Trong ngày 13/1, có 1.066.301 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 165.524.173, trong đó tiêm mũi một là 78.527.76 liều, tiêm mũi 2 là 71.946.807 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 15.049.601 liều.
Để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Hải Phòng đã tạm dừng bắn pháo hoa và loại hình lễ hội, các hoạt động tập trung đông người không cần thiết trong dịp Tết Nguyên đán.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khẳng định nguy cơ lây lan virus trong thời gian Tết Nguyên đán là rất cao.
"Chúng ta đều biết SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan trong quá trình người dân tiếp xúc gần, giao lưu, đi lại, gặp gỡ. Trong khi đó, dịp lễ, Tết lại là thời điểm các hoạt động ăn uống, liên hoan diễn ra dày đặc, người dân từ nhiều nơi trở về quê. Do đó, nguy cơ lây lan virus không chỉ dừng ở một địa phương nhất định mà còn giữa các tỉnh, thành phố với nhau”, PGS Phu nhận định.
Tuy nhiên, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho rằng dịch có bùng lên hay không còn phụ thuộc vào mức độ quyết liệt trong việc đáp ứng của địa phương trước tình hình dịch cũng như sự tự giác của người dân.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.