Xã hội không xài tiền mặt là xu hướng toàn cầu. Cùng nằm trong dòng chảy ấy, mục tiêu của Việt Nam là trong 3 năm tới, tiền mặt xuất hiện thấp hơn 10% trên tổng thanh toán. Nhưng không tiền mặt thì là gì? Thẻ từ đang trong thời kỳ bùng nổ, nhưng lại vấp phải nhiều vấn đề.
T
heo chuyên gia tài chính TS. Cấn Văn Lực, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ minh bạch hơn ở 2 đầu: tiền đến, tiền đi đều có máy theo dõi, tất cả giao dịch đều được lưu trữ lại trên hệ thống, đồng thời giảm bớt đi các thủ tục giấy tờ có liên quan.
Cụ thể hơn, những hoạt động thanh toán này luôn để lại dấu vết điện tử mà nhà chức trách có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, người dân sẽ không phải đến ngân hàng để rút tiền, giữ tiền và có thể thanh toán ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại. Giao dịch trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, góp phần kích thích hoạt động thương mại.
M
uốn không sử dụng tiền mặt thì phải có phương thức giao dịch thay thế và thẻ từ chính là yếu tố khai mở cho thị trường “không tiền mặt”.
Ban đầu, thể từ xuất hiện dưới hình thức là quẹt thẻ thanh toán. Xu hướng này nhanh chóng lan rộng và đến năm 2015, hầu hết siêu thị, trung tâm mua sắm đều cho phép thanh toán qua thẻ.
Tính chung giai đoạn 2011-2015, việc sử dụng thẻ điện tử ở Việt Nam giúp việc tiêu thụ hàng hóa tăng 0,22%. Đóng góp của lưu hành thẻ vào GDP Việt Nam đạt hơn 800 triệu USD.
Vào cuối năm 2015, giá trị giao dịch ATM đã đạt mức kỷ lục với 1.564.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, toàn quốc có hơn 99,5 triệu thẻ phát hành.
Quý 2 năm nay, lượng thẻ đã phát hành đạt 121 triệu thẻ. Thẻ nội địa chiếm 76,8% trong tổng lượng thẻ (cuối năm 2016 tỷ lệ này là 78,5%). Thị phần của thẻ quốc tế chiếm 23,2%, tăng so với mức 21,5% hồi cuối năm 2016.
Tỷ lệ tăng trưởng của số lượng thẻ quốc tế đang hoạt động của ngân hàng nước ngoài tăng cao hơn các ngân hàng trong nước. Số đơn vị chấp nhận thẻ hiện có 21.900 đơn vị, tăng 4% so với cuối năm 2016.
Kể từ khi thị trường Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng lần đầu tiên (năm 1996), đến cuối năm 2016, số lượng thẻ phát hành đã đạt mức trên 111 triệu (tăng gấp 3,6 lần so với cuối năm 2010).
Cùng với sự gia tăng về số lượng thẻ và đầu tư cơ sở hạ tầng thanh toán, hiện nay, các ngân hàng đã cung cấp khá tốt các tiện ích cơ bản trên ngân hàng điện tử.
Chính phủ cũng cho phép người từ 15 tuổi có thể mở tài khoản thanh toán và trẻ em trên 6 tuổi có thể được dùng thẻ ghi nợ để thanh toán (dùng thẻ phụ và không rút tiền mặt).
T
uy lượng thẻ phát hành lớn nhưng thực tế, nhiều người vẫn khá e ngại với thẻ vật lý. Điều này được lý giải là do nhiều người vẫn giữ thói quen, phần khác vì chưa tin tưởng vào độ an toàn của giao dịch và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ.
Thực tế hiện nay, khi cơn bão thẻ lan nhanh ồ ạt và đạt mức tăng trưởng chóng mặt, người dùng bỗng trở thành “miếng mồi ngon” cho những hacker.
Kaspersky cho biết tỷ lệ phần mềm độc hại nhằm vào cơ sở hạ tầng ngân hàng (máy ATM, máy rút tiền) ngày càng cao. Cụ thể, năm 2016 số các mã độc tại ATM tăng lên 20% so với năm 2015. Đây cũng là một trong những lý do giúp việc thanh toán thẻ thay vì tiền mặt được ưa chuộng.
Bị đánh cắp thông tin thẻ (chụp 2 mặt thẻ, quét qua thiết bị lạ) cũng là vấn đề khá nhiều người e ngại. Kẻ xấu thường lợi dụng sự lơ đãng của chủ thẻ khi thanh toán để ghi lại thông tin, từ đó thực hiện hàng loạt hành vi mua sắm online khác khiến bạn mất tiền oan.
Tiếp theo, với đối tượng thường xuyên thanh toán thẻ, việc sở hữu 4-5 tấm thẻ của nhiều ngân hàng, hạn mức khác nhau là điều dễ thấy. Mỗi lần ra khỏi nhà, bạn phải mang theo một xấp thẻ vật lý. Túi xách lộn xộn, không thể ghi nhớ hết tính năng thẻ khiến chủ sở hữu gặp nhiều nỗi phiền toái, đặc biệt ở chốn thanh toán đông người.
Chưa kể đến, khi sử dụng thẻ từ, người dùng còn có thể vô tình gặp các rắc rối khác như: bị mất cắp, tính phí cao ngất ngưởng khi rút tiền…
Ý thức được thực trạng trên, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đã nhanh chóng cập nhật những hình thức thanh toán điện tử khác. Một số công nghệ có thể kể đến là QR Code, NFC và mPOS, cổng thanh toán trực tuyến, ví điện tử, payment online, Internet/mobile banking…
Để dễ hình dung, các đơn vị sẽ tạo ra một ứng dụng, phần mềm để tích hợp thông tin tài khoản thanh toán của người dùng. Sau đó, người dùng sử dụng ứng dụng, phần mềm này để giao dịch mà không cần cầm thẻ vật lý.
Mới đây, thị trường Việt đón nhận sự gia nhập của Samsung Pay - ứng dụng tích hợp thẻ thanh toán vào điện thoại từ ông lớn Hàn Quốc. Dịch vụ này mang đến khả năng thay thể thẻ vật lý bằng smartphone - một thiết bị luôn đi kèm với chủ sở hữu.
Samsung Pay hoạt động dựa trên công nghệ “truyền dữ liệu an toàn qua từ tính” (Magnetic Secure Transmission - MST) và “giao tiếp không dây tầm gần” (Near Field Communication - NFC). Chỉ cần mở ứng dụng đã được tích hợp thông tin thẻ thanh toán, để điện thoại gần máy POS là hoàn thành giao dịch mà không sợ các tình huống gian lận. Số thẻ và tài khoản đều được mã hóa nên dù là hacker hay nhân viên cửa hàng đều không thể đánh cắp.
Thông minh hơn, ứng dụng này có lớp xác thực bảo mật bằng sinh trắc học thay vì mã PIN. Hình thức này an toàn hơn hẳn vì dấu vân tay, mống mắt hầu như không thể sao chép. Các mối đe họa tấn công trên mạng cũng được hạn chế đến mức tối thiểu nhờ phần mềm bảo mật Knox.
Ngay cả khi smartphone bị xâm nhập, thông tin thẻ vẫn an toàn nhờ được mã hóa trong kho dữ liệu riêng. Trường hợp thiết bị mất cắp, người dùng có thể xóa dữ liệu từ xa, ngăn kẻ gian truy cập thông tin tài chính.
Tóm lại, mỗi kênh thanh toán đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, người dùng có thể tùy theo nhu cầu để có lựa chọn thích hợp nhất. Với Samsung Pay, chip MST tương thích với nhiều hệ thống thanh toán mới lẫn cũ, người dùng giao dịch ở bất kỳ cửa hàng nào có máy POS. Có 6 ngân hàng đã hợp tác với ứng dụng này là Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, Shinhan Vietnam Bank, ABBank.