Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế hệ Y của Trung Quốc vay nợ để mua đồ hiệu

Trong một năm, Yu Runting (26 tuổi) chi gần 13.000 USD cho 4 món đồ từ Celine, Chanel, Bvlgari và Tasaki. Để có tiền mua đồ, Yu đã dùng thẻ ghi nợ từ hệ thống cho vay trực tuyến.

Vài năm trở lại đây, các nhà thiết kế Trung Quốc đã đưa các mặt hàng "local" (tạm dịch: Địa phương) lên những sàn diễn thời trang hàng đầu thế giới. Điều này đang thúc đẩy lượng lớn người tiêu dùng Trung Quốc ủng hộ thương hiệu nội địa thay vì chỉ biết đến những tên tuổi phương Tây.

Giờ đây, họ không chỉ có Gucci, Celine... các tên tuổi ở Trung Quốc như Icicle, Ms Min, Shushu/Tong và Feng Chen Wang cũng đủ sức mang đến những mặt hàng đẳng cấp. Mặt khác, các thương hiệu này cũng đang từng bước xâm nhập thị trường xa xỉ toàn cầu.

Made in China 2025

Các chuyên gia trong ngành nói người tiêu dùng đang có sự thay đổi. Định hướng "Made in China 2025" của Trung Quốc cũng thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo, phát triển mạnh mẽ hơn. Nhân cơ hội này, các nhà thiết kế cũng dễ dàng gia tăng giá trị cảm xúc cho doanh nghiệp của mình trong mắt người mua.

Abhay Gupta, Giám đốc điều hành của cơ quan tư vấn kinh doanh Luxury Connect, cho biết: "Lý do lớn nhất cho sự bùng nổ các thương hiệu thời trang xa xỉ của Trung Quốc là họ biết rõ về khách hàng châu Á hơn bất kỳ thương hiệu châu Âu nào. Mặt khác, các thương hiệu phương Tây đã nhiều lần lạm dụng văn hóa Trung Quốc, châu Á. Điều này khiến khách hàng tìm đến sản phẩm nội địa nhiều hơn".

do trung quoc anh 1

Thị trường xa xỉ được tạo nên từ các thương hiệu nội địa Trung Quốc đang phát triển mạnh. Ảnh: Feng Chen Wang.

Mặt khác, các thương hiệu nội địa đang cho thấy họ đủ khả năng làm những sản phẩm ngang bằng, thậm chí vượt trội về chất lượng với hàng quốc tế. Các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo đánh vào niềm tự hào dân tộc cũng góp phần cho thành công này.

Một yếu tố khác khiến các thương hiệu xa xỉ nội địa được lòng khách Trung Quốc hơn là yếu tố hỗ trợ người dân. Họ sẵn sàng đổ nhiều tiền hơn vào các khu vực sản xuất trong nước, đảm bảo việc làm cho người lao động. Điều này hỗ trợ nền kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất của những doanh nghiệp địa phương.

Trong khi đó, ở Italy, nhiều bài báo đã phản ánh về sự bất công tại những xưởng sản xuất đồ xa xỉ. Người nhập cư bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Không ít trong số này mang quốc tịch Trung Quốc. Thế hệ trẻ của đất nước tỷ dân lại có xu hướng tẩy chay các thương hiệu, quốc gia mà họ xem là đối thủ với Trung Quốc.

Khó thay thế

Chia sẻ trên Jing Daily, Jerry Clode, nhà sáng lập The Solution - chuyên phỏng vấn người tiêu dùng địa phương về thương hiệu và sản phẩm yêu thích của họ - nghĩ việc nói người Trung Quốc đang chuyển sang dùng thương hiệu nội địa là "quá lời".

Theo Clode, niềm tự hào dân tộc và tình yêu nước đơn giản là chưa đủ. Người Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, vẫn yêu thích những thương hiệu quốc tế hơn. Bởi khi sở hữu chúng, họ mới cảm thấy mình là một "công dân toàn cầu".

Clode nói: "Trong nhà những người tiêu dùng trung lưu tôi tiếp xúc, rất nhiều đồ từ thương hiệu quốc tế. Các món đồ là cách họ tạo ra một môi trường gia đình quốc tế. Đó là điều thương hiệu trong nước không thể làm được. Các thương hiệu toàn cầu vẫn duy trì vị thế và quyền lực ở đất nước này".

do trung quoc anh 2

Thương hiệu xa xỉ quốc tế vẫn là niềm ước mơ với người tiêu dùng Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock.

Trong bài báo "Tại sao thế hệ Y của Trung Quốc sẵn sàng ôm nợ để mua đồ xa xỉ", cây viết Yiling Pan của Jing Daily chỉ ra việc người trẻ nước này sẵn sàng chi mạnh tay để sở hữu món đồ xa xỉ từ thương hiệu quốc tế.

Yu Runting, 26 tuổi, làm việc trong một công ty tiếp thị và quan hệ công chúng ở Thượng Hải (Trung Quốc), cũng sống theo kiểu như vậy. Thu nhập ròng hàng tháng của Yu chỉ khoảng 1.316 USD. Tuy nhiên, Yu chi tới 95% thu nhập để thuê nhà, mua nhu yếu phẩm và các khoản chi tiêu khác.

Chỉ trong một năm, cô sẵn sàng chi gần 13.000 USD cho 4 món đồ từ Celine, Chanel, Bvlgari và Tasaki. Để có tiền mua đồ, Yu đã tận dụng tối đa thẻ ghi nợ từ hệ thống cho vay trực tuyến. Trong trường hợp không trả nổi nợ, Yu đã tính chuyện xin tiền bố mẹ khi về nhà vào dịp Tết. Cô khá tự tin bởi mình "chưa xin bố mẹ tiền mua xe như nhiều bạn bè khác".

Với giới trẻ Trung Quốc, niềm đam mê với đồ xa xỉ quốc tế đã trở thành xu hướng. Nhiều người sẵn sàng từ bỏ giấc mơ xe hơi, nhà riêng bởi nó quá xa vời. Thay vào đó, họ muốn chăm chút cho bản thân đẹp hơn nhờ những món đồ hào nhoáng.

Câu hỏi đặt ra là họ có hài lòng với món đồ hào nhoáng "Made in China" không? Theo Jing Daily, dù chưa sẵn sàng từ bỏ sự xa xỉ từ quốc tế, những người tiêu dùng Trung Quốc cũng mở lòng hơn với đồ xa xỉ "Made in China". Chí ít, họ có thể coi đó là một sự nhượng bộ.

Các thương hiệu lớn của Trung Quốc đang cạnh tranh sòng phẳng hơn và ngày càng được tôn trọng. Ví dụ C-beauty đang tạo nên "cơn sốt" thông qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Sự thành công của các hãng khiến hình ảnh đồ "Made in China" xa dần cái bóng kém chất lượng trước kia. Tạm thời chúng chưa thể thay thế các thương hiệu quốc tế nhưng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.

Khoảnh khắc thời trang của Serena Williams trước khi muốn giải nghệ

Trong suốt sự nghiệp, Serena Williams thường khiến người hâm mộ bất ngờ với cách lựa chọn trang phục thi đấu.

Cách giảm 5 kg trước ngày cưới

Chỉ cần tuân thủ theo 5 nguyên tắc trong một tháng, bạn có thể lấy lại vóc dáng, tự tin vào ngày trọng đại.

Cơn nghiện mua quần áo giá rẻ

Thời trang nhanh đang phát triển chóng mặt trong những năm gần đây. Tâm lý ham rẻ của khách hàng là yếu tố quan trọng thúc đẩy điều này.

Dĩ An

Bạn có thể quan tâm