Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế Giới Di Động thâu tóm 95% vốn Trần Anh từ các ông chủ hiện tại

TGDĐ sẽ mua vào hơn 23,6 triệu cổ phiếu TAG của Trần Anh, tương đương khoảng 95% vốn sở hữu của chuỗi điện máy này từ 9 cổ đông hiện hữu.

Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán MWG) vừa có nghị quyết về việc thông qua giao dịch mua lại 23,6 triệu cổ phần tương đương 95,2% vốn của CTCP Thế giới số Trần Anh, chủ chuỗi điện máy Trần Anh.

Cụ thể, Thế Giới Di Động sẽ mua lại cổ phần từ 9 cổ đông hiện hữu tại Trần Anh bao gồm cổ đông lớn nhất là Nojima Corporation với số lượng 7,7 triệu cổ phiếu TAG, tương đương 30,9% vốn. Mua lại 5,6 triệu cổ phiếu, tương đương 22,7% vốn TAG từ ông Trần Xuân Kiên, Chủ tịch HĐQT Trần Anh; mua lại 5,3 triệu cổ phiếu TAG (21,5% vốn) do bà Đỗ Thị Thu Hường nắm giữ và 6 cổ đông cá nhân khác là các nhân sự cấp cao khác tại Trần Anh đã đăng ký bán ra từ ngày 2/1.

the gioi di dong mua lai tran anh anh 1

Số cổ phiếu do ông Phạm Ngọc Thanh, một nhà đầu tư cá nhân từng mua vào 1,2 triệu cổ phiếu TAG (6,72% vốn) vào ngày 11/12/2017 với giá hơn 33,5 tỷ đồng cũng được Thế Giới Di động mua lại toàn bộ. Tuy nhiên, giá mỗi cổ phần mua lại vẫn chưa được công ty tiết lộ.

HĐQT Thế Giới Di động đã ủy quyền cho ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, quyết định các điều khoản và điều kiện cụ thể của các tài liệu giao dịch.

Bên cạnh đó, cùng đợt này, TGDĐ sẽ tham gia góp vốn vào CTCP Bán lẻ An Khang, chủ sở hữu chuỗi cửa hàng thuốc Phúc An Khang, cũng bằng phương thức mua cổ phần của các cổ đông hiện hữu.

Cách đây không lâu, lãnh đạo công ty cũng đã xác nhận việc mua lại chuỗi dược phẩm Phúc An Khang, để lấn sân sang ngành dược phẩm.

the gioi di dong mua lai tran anh anh 2

Giá trị thương vụ thâu tóm Trần Anh đến nay vẫn chưa được HĐQT và các lãnh đạo của Thế Giới Di động tiết lộ.

Hiện nay, trên sàn chứng khoán, cổ phiếu TAG được giao dịch với giá 35.500 đồng/cổ phiếu. Nếu tính theo giá thị trường, số tiền Thế Giới Di động phải bỏ ra để thâu tóm hết 95,2% vốn tại Trần Anh là hơn 845 tỷ đồng.

Trong khi đó, báo cáo của Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) hồi tháng 8/2017 cũng dự đoán Thế Giới Di động sẽ không mua toàn bộ số cổ phần tại Trần Anh bằng tiền mặt mà sẽ mua cổ phần chi phối từ các cổ đông của Trần Anh rồi nhóm cổ đông Trần Anh sẽ dùng số tiền đó để mua 6,7 triệu cổ phần phát hành riêng lẻ của Thế Giới Di động. Về bản chất, nhóm cổ đông này hoán đổi cổ phiếu TAG thành cổ phiếu MWG.

Tháng 12/2017 vừa qua, Thế Giới Di động đã thông qua việc phát hành riêng lẻ 6,7 triệu cổ phiếu cho tối đa 10 nhà đầu tư với mức giá từ 90.000 - 110.000 đồng/cp. Số tiền huy động dự kiến từ 603 đến 737 tỷ đồng để sử dụng cho hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp.

Việc thâu tóm chuỗi điện máy Trần Anh và chuỗi dược phẩm Phúc An Khang nằm trong kế hoạch kinh doanh năm 2017 của Thế Giới Di Động đề ra trước đó. Mới đây, công ty này cũng đã đạt mục tiêu doanh thu năm 2018 lên tới 86.390 tỷ đồng (xấp xỉ 3,7 tỷ USD), tăng 36,5% và lợi nhuận sau thuế 2.603 tỷ đồng 18,3% so với kế hoạch năm 2017.

Vỡ mộng ông trùm, đại gia điện máy lỗ nặng phải bán thân

Năm 2017, các “đại gia” bán lẻ điện máy lớn đã cùng nhau mở hàng chục siêu thị mới, với tham vọng chiếm thị phần. Tuy nhiên, khi vỡ mộng, nhiều đại gia ôm hàng tồn kho, lỗ nặng.

Trần Anh xin CEO Thế Giới Di Động về làm Chủ tịch HĐQT

CTCP Thế giới số Trần Anh vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc miễn nhiệm và bổ nhiệm các chức danh chủ chốt tại công ty.



Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm