Pháo hoa gần Tháp Spasskaya trong lễ mừng năm mới ở Quảng trường Đỏ của Moscow, Nga, ngày 1/1. Ảnh: AP. |
Pháo hoa trong lễ mừng năm mới ở Grozny, Nga, ngày 1/1. Người Nga bắt đầu đêm giao thừa dài nhất thế giới bằng pháo hoa và thông điệp từ Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi họ hợp tác trong năm tới. Ảnh: AP. |
Pháo hoa thắp sáng bầu trời phía trên Cổng Brandenburg ở Berlin, Đức. Hàng trăm nghìn người đã tham gia sự kiện mừng đêm giao thừa chào đón năm mới 2020 tại thủ đô của Đức. Hầu hết châu Âu đã bước vào năm 2020. Màn bắn pháo hoa phía trên Cổng Brandenburg ở Berlin là một trong những màn pháo hoa lớn nhất đất nước. Ảnh: DPA/AP. |
Pháo hoa thắp sáng bầu trời gần Tháp Truyền hình trong lễ mừng năm mới ở Berlin, Đức, ngày 1/1. Ảnh: AP. |
Mọi người chờ đón năm mới ở quảng trường Ortakoy tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP. |
Pháo hoa rực sáng trên ngôi đền cổ Parthenon ở đồi Acropolis khi năm mới bắt đầu ở Athens, Hy Lạp. Ảnh: AP. |
Khải Hoàn Môn trong màn pháo hoa chào đón năm mới khi hàng nghìn người đổ xuống Đại lộ Champs Elysee ở Paris, Pháp, vào đêm giao thừa. Ảnh: Getty. |
Người dân Paris đón năm mới trên Đại lộ Champs Elysee. Kế hoạch du lịch của nhiều người Pháp bị gián đoạn do cuộc đình công vận tải đang diễn ra. Chỉ có một dịch vụ hạn chế ở Paris cho những ai muốn đi xem màn trình diễn ánh sáng ở Khải Hoàn Môn. Ảnh: AFP. |
Pháo hoa rực sáng bên bờ sông Thames ở London, Anh. Vương quốc Anh cùng với Bồ Đào Nha, Iceland và Ireland là một trong những quốc gia châu Âu cuối cùng bước vào năm 2020. Tại London, mọi người đã xem màn bắn pháo hoa trên vòng đu quay London Eye ở thủ đô của Anh. Ảnh: AP. |
Tại Edinburgh, bài hát Auld Lang Syne vang lên để bắt đầu năm mới khi người dân tràn ra các đường phố của thủ đô Scotland cho bữa tiệc Hogmanay bao gồm âm nhạc, tiệc tùng và hơn 3.600 quả pháo hoa được bắn lên từ lâu đài Edinburgh. Ảnh: REX. |
Alexandre Levy, Johann Lemarquand, Rachel Ferrier và Benoit Jaouen, từ Cherbourg, Pháp, (trái sang phải) trên phố Princes trong lễ mừng năm mới Hogmanay ở Edinburgh. Ở Scotland, nơi đêm giao thừa được gọi là Hogmanay, hàng nghìn người đổ về Edinburgh để dự tiệc đường phố lớn nhất Vương quốc Anh. Nhà thơ Scotland Robert Burns là nhà soạn nhạc của bài hát mừng năm mới nổi tiếng quốc tế Auld Lang Syne, được mở theo truyền thống vào lúc nửa đêm ở nhiều quốc gia. Ảnh: PA. |
Mọi người tiệc tùng với bóng bay trên cầu vài phút sau nửa đêm trước Nhà thờ Lausanne ở Lausanne, Thụy Sĩ. Ảnh: AP. |
Mọi người trong trang phục hóa trang tụ tập để chào đón năm mới ở Coin, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/Getty. |