Thế cờ Biển Đông trong hội đàm cấp cao Mỹ - Trung
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á Richard C. Bush III mới đây có bài viết nói về cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong vài ngày tới.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ diễn ra trong vài ngày tới . Ảnh: Asia. |
Đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự
Trong cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Obama với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, hai nhà lãnh đạo cấp cao đã không bàn đến vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhưng trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày tới đây (ngày 7 và 8/6) tại trang trại Sunnylands ở California, vấn đề trên sẽ được đưa vào chương trình nghị sự.
Vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông sẽ được đưa vào chương trình nghị sự trong cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc. |
Căng thẳng trên vùng Biển Đông và biển Hoa Đông xuất phát từ nhiều yếu tố và tất cả đều liên quan đến việc tranh chấp vì lợi ích kinh tế như dầu khí, ngư trường đánh bắt cá và tài nguyên khoáng sản của các quốc gia xung quanh. Để đảm bảo cho những lợi ích trên, các nước liên quan gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei cũng đã tuyên bố chủ quyền ở trên khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời độc quyền khai thác các tài sản ở vùng biển đó.
Mỗi quốc gia đều có minh chứng lịch lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền vùng biển của mình. Mỗi hoạt động ngoại giao hay hình thức khác cũng đều nhằm thể hiện lập trường không thay đổi về chủ quyền trước cộng đồng quốc tế. Người dân ở mỗi quốc gia cũng lên tiếng thúc đẩy chính phủ bảo vệ lợi ích quốc gia.
Trung Quốc nhiều lần tuyên bố chủ quyền quần đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku), đồng thời tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam) trên Biển Đông bằng “yêu sách” phi lý bản đồ đường chín đoạn.
Mỹ dễ bị kéo vào xung đột
Mỹ, tất nhiên không có chủ quyền lãnh thổ hay nguồn tài nguyên ở khu vực Đông Á, nhưng lại rất quan tâm tới các quốc gia đứng lên kiện, đứng ra lên tiếng về lãnh thổ của mình bị tranh chấp.
Tuy nhiên, Mỹ đã ký hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản và Philippines và như vậy Mỹ có thể bị kéo vào cuộc xung đột giữa một trong hai quốc gia đó với Trung Quốc. Washington cũng đã có tuyên bố rõ ràng rằng, quần đảo Senkaku (mà Bắc Kinh gọi là Điều Ngư) là thuộc chủ quyền Nhật Bản.
Còn nữa, Mỹ quan tâm đến các vấn đề phù hợp với luật pháp quốc tế trong vấn đề hàng hải mặc dù đáng tiếc là Mỹ chưa ký kết vào Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Mỹ cũng sẽ quan tâm tới nền hòa bình và thịnh vượng trên các vùng biển quốc tế chung.
Tàu Trung Quốc liên tục tuần tra trên Biển Đông. |
Những gì làm cho vấn đề cạnh tranh ở trên Biển Đông và Biển Hoa Đông trở nên nguy hiểm và nơi nào có sự tương tác giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình, có thể sẽ có kết quả tích cực, trong đó cơ quan hàng hải của các nước sẽ tiến hành các hoạt động để bảo vệ và khẳng định lãnh thổ cũng như tài nguyên khoáng sản.
Trung Quốc có thể sẽ gặp sai lầm trong vấn đề này nhưng không vì thế mà các nước khác “khoanh tay đứng nhìn”. Trung Quốc đã bắt đầu một hình thức hoạt động khai thác mới trên lãnh thổ của nước khác.
Nếu các tàu cá của các quốc gia xung quanh vùng biển tranh chấp cùng “ùa” ra hoạt động thì chắc chắn một điều rằng sẽ xảy ra xung đột. Và một khi các tàu cá được trang bị vũ khí thì hậu quả sẽ khôn lường. Không một quốc gia Đông Á nào có khả năng quản lý tốt vấn đề này, đặc biệt khi dư luận từ công chúng đang ngày một lên cao.
Và dễ hiểu một điều rằng, khó có thể giải quyết tất cả các vấn đề tranh chấp hàng hải chỉ trong thời gian ngắn. Do đó, các bên liên quan nên bắt đầu giải quyết vấn đề từ khía cạnh đơn giản dưới sự kiểm soát của cơ quan hàng hải. Các biện pháp nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng cũng có thể áp dụng và thích nghi với vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông thông qua cuộc thảo luận giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có cơ hội để nhận ra sự nguy hiểm của các vấn đề tranh chấp liên quan tới lợi ích của cá hai nước và toàn bộ khu vực Đông Á. Hai bên có thể tạo ra một bối cảnh nhằm giảm nguy cơ va chạm nguy hiểm nhất ngay lập tức mà về sau, sự thay đổi đó có thể sẽ thúc đẩy sự hợp tác tốt hơn.
Box: Tác giả bài viết này là ông Richard C. Bush III, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á. Ông cũng là thành viên của Cộng đồng tình báo và Bộ Ngoại giao Mỹ. Hiện nay, ông Richard C. Bush III đang tập trung nghiên cứu các mối quan hệ giữa Trung Quốc - Đài Loan, Mỹ - Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và An ninh Nhật Bản.
Theo Tiền Phong