Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Thầy giáo đầu tiên được ghi danh bia tiến sĩ, đỗ trạng ở nước ngoài?

Dù gắn bó với nghiệp dạy học không nhiều, ông vẫn được xem là một trong những thầy giáo nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Thay giao Nguyen Truc anh 1

Câu 1. Thầy giáo nào ở nước ta là người đầu tiên được khắc tên lên bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám?

  • Lê Văn Thịnh
  • Nguyễn Trực
  • Nguyễn Quán Quang
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Trực chính là thầy giáo đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước ta được khắc tên trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) khi ông đỗ trạng nguyên.

Thay giao Nguyen Truc anh 2

Câu 2. Trạng nguyên Nguyễn Trực quê ở đâu?

  • Bắc Ninh
  • Hà Nội
  • Hải Dương
  • Hưng Yên

Trạng nguyên Nguyễn Trực là người làng Bối Khê, xã Tam Hưng, nay thuộc Quốc Oai, Hà Nội.

Thay giao Nguyen Truc anh 3

Câu 3. Nguyễn Trực thi đỗ trạng nguyên dưới triều đại nào?

  • Trần
  • Hậu Lê
  • Mạc

Nguyễn Trực thi đỗ trạng nguyên tại khoa thi năm 1442 dưới thời Hậu Lê. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông giao cho thám hoa Quách Đình Bảo dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để khắc tên người đỗ tại khoa thi năm 1442. Nguyễn Trực trở thành tiến sĩ đầu tiên được khắc tên lưu danh tại Văn Miếu.

Thay giao Nguyen Truc anh 4

Câu 4. Sau khi đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Trực tiếp tục thi đỗ trạng nguyên, còn nhân tài nào của nước ta đỗ bảng nhãn tại khoa thi này?

  • Trịnh Thiết Trường
  • Quách Đình Bảo
  • Quách Đông Dần
  • Hoàng Sầm

Theo Lê Quý Đôn, năm 1457, Nguyễn Trực và Trịnh Thiết Trường được cử đi sứ sang Trung Quốc. Gặp lúc nhà Minh mở hội thi, 2 ông tham gia và đỗ đạt cao: Nguyễn Trực đỗ trạng nguyên còn Trịnh Thiết Trường đỗ bảng nhãn.

Thay giao Nguyen Truc anh 5

Câu 5. Tại kỳ thi Đình năm 1442, danh nhân nào đề xuất nhà vua chấm giải trạng nguyên cho Nguyễn Trực?

  • Nguyễn Xí
  • Lê Văn An
  • Nguyễn Trãi
  • Nguyễn Tuấn Thiện

Nhập nội Hành khiển Nguyễn Trãi được giao làm chánh chủ khảo. Ông đã rất hài lòng với bài thi Đình “Luận về phép trị nước của các vương triều” của Nguyễn Trực và đề nghị vua Lê Thái Tông chấm trạng nguyên cho ông.

Thay giao Nguyen Truc anh 6

Câu 6. Vua nào quý Nguyễn Trực đã cho vẽ hình ông để bên cạnh ngai vàng khi trạng nguyên này về quê chịu tang mẹ?

  • Lê Thái Tông
  • Lê Nhân Tông
  • Lê Hiển Tông
  • Lê Thánh Tông

Theo sách Những người thầy trong sử Việt, năm 1454, khi Nguyễn Trực về quê chịu tang mẹ trong 3 năm, vua Lê Nhân Tông cho vẽ hình ông để bên cạnh ngai vàng cho đỡ nhớ.

Thay giao Nguyen Truc anh 7

Câu 7. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông ban cho trạng nguyên Nguyễn Trực giữ chức vụ gì ở Quốc Tử Giám?

  • Tế Tửu
  • Tư Nghiệp
  • Trực Giảng
  • Giáo Thụ

Nhận thấy tài năng và phẩm chất của Nguyễn Trực, sau khi lên ngôi vua, Lê Thánh Tông phong cho ông nhiều chức vụ khác nhau, trong đó kiêm chức Tế Tửu (hiệu trưởng) của trường Quốc Tử Giám.

Thay giao Nguyen Truc anh 8

Câu 8. “Khai quốc trạng nguyên, văn chương vẻ vang đất nước” là câu nói của ai dùng để ca ngợi trạng nguyên Nguyễn Trực?

  • Lê Thánh Tông
  • Đỗ Nhuận
  • Thân Nhân Trung
  • Lương Thế Vinh

“Khai quốc trạng nguyên, văn chương vẻ vang đất nước, nổi tiếng một thời. Triều vua nào cũng được yêu chuộng, giữ việc văn hành, ở ngôi quán các, là người khiêm tốn, trước sau vẹn toàn”. Đó là lời của tiến sĩ Thân Nhân Trung dùng để nói về Nguyễn Trực.

Kỳ thi 'Minh kinh bác học' đầu tiên của nước Đại Việt Năm 1075, vua Lý Nhân Tông lần đầu tiên cho tuyển chọn quan lại thông qua kỳ thi nhằm tìm ra người có tài phục vụ đất nước.

Thầy giáo nào khóc đến mù mắt vì thương mẹ?

Ông là thầy giáo, nhà thơ, thầy thuốc, nhà yêu nước nổi tiếng của dân tộc. Ông cũng là người con nổi tiếng có hiếu, khóc đến mù mắt vì thương mẹ.


Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm