Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thật giả chuyện lỗ lớn của Petrolimex

Đang có dấu hỏi lớn về cách thức báo lỗ lãi của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), cũng như tính xác thực của bản báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn này.

Petrolimex vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn trong quý IV/2014, với tình trạng lỗ lớn trong kỳ. Trước đó, ngày 14/2/2015, người được ủy quyền công bố thông tin của Petrolimex Lưu Văn Tuyển cho biết, trong báo cáo hợp nhất toàn Tập đoàn quý IV/2014 gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ lỗ 1.145,1 tỷ đồng là do tác động đồng thời của 3 nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất là do quý IV/2014, giá xăng dầu thế giới giảm liên tục với biên độ lớn ngoài các dự báo, đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh xăng dầu của Petrolimex. Thứ hai, công thức tính giá cơ sở để xác định giá bán tại Việt Nam chỉ được tính bình quân của 15 ngày cuối chu kỳ tồn kho bắt buộc 30 ngày. Thứ ba, tình trạng lỗ còn do chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, và việc trích lập dự phòng đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết.

Theo đó, khoản lỗ 1.145,1 tỷ đồng của quý IV/2014 đã kéo lợi nhuận cả năm 2014 xuống chỉ còn hơn 4,8 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi gần 1.580 tỷ đồng năm 2013.

Trong động thái mới đây nhất, ông Nguyễn Xuân Chài, Trưởng phòng Kinh doanh của Petrolimex một lần nữa đã lên tiếng khẳng định kết quả kinh doanh lỗ nặng trong quý VI/2014 của Tập đoàn, là do tác động đồng thời của 3 nguyên nhân khách quan nói trên. Đồng thời, ông Chài phân tích thêm, việc tồn kho 30 ngày là để bảo đảm an ninh năng lượng theo quy định, trong đó Petrolimex cũng như tất cả 19 DN đầu mối được quyền xuất nhập khẩu xăng dầu hiện nay bắt buộc phải thực hiện.

Để xăng dầu tại Việt Nam tiệm cận với diễn biến giá xăng dầu của thị trường thế giới, Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ xác lập công thức tính theo bình quân của 15 ngày cuối của chu kỳ tồn kho 30 ngày. Do đó, khi xăng dầu thế giới giảm sâu đã tạo ra chênh lệch lớn giữa giá cơ sở và giá bán, dẫn tới DN bị lỗ.

Petrolimex công bố lỗ <abbr class=1.145,1 tỷ đồng trong quý IV/2014." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2015_03_04/22_TKSX.jpg" />

Petrolimex công bố lỗ 1.145,1 tỷ đồng trong quý IV/2014.

Ngay sau khi Petrolimex công bố báo cáo về khoản lỗ khủng nêu trên, ngày 24/2 vừa qua, Liên bộ Công thương - Tài chính đã có văn bản yêu cầu các DN đầu mối xăng dầu giữ ổn định giá bán, dù giá thế giới tăng mạnh, khiến giá cơ sở trong nước tăng từ trên 1.990 đồng/lít lên gần 2.500 đồng/lít.

Cũng theo văn bản này, Liên bộ điều chỉnh mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đồng thời cho phép các DN đầu mối được xả Quỹ bình ổn giá, để bù đắp chênh lệch giữa giá cơ sở kỳ công bố và giá cơ sở kỳ trước liền kề, với mức xả quỹ cao nhất là 2.448 đồng/lít cho mặt hàng xăng RON 92, xăng E5, cùng mức xả dao động 1.350 - 2.015 đồng/lít cho các mặt hàng dầu. 

Trước các diễn biến này, nhiều chuyên gia kinh tế cũng như dư luận đặt câu hỏi về cách thức báo lỗ lãi của Petrolimex, cũng như bản báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, giá xăng dầu Việt Nam thời gian qua trên thực tế giảm ít hơn so với mức giảm trên thị trường thế giới. Giá dầu thế giới giảm 60% thì Việt Nam mới giảm khoảng 40%. Như vậy, so với thế giới thì Việt Nam vẫn còn khá nhiều dư địa, nên bây giờ, khi giá dầu thế giới tăng trở lại thì tạm thời Việt Nam vẫn chưa có quyết định nâng giá xăng, mà vẫn dùng quỹ bình ổn để duy trì giá.

Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là việc một DN đầu mối lớn như Petrolimex được chủ động điều chỉnh giá ở một biên độ nhất định mà bây giờ lại kêu lỗ, mà lại công bố lỗ lớn ngay trước thời điểm Liên bộ cho phép xả Quỹ bình ổn để bù đắp khoản chênh lệch giá cơ sở. Vấn đề đặt ra là cần xem xét động cơ của Petrolimex khi kêu lỗ, liệu có phải để gây tác động được xả Quỹ bình ổn vốn đang còn rất lớn hay không. Mặt khác, cần xem lại những lý do mà Petrolimex biện minh cho khoản lỗ khủng liệu có hợp lý.

“Việc DN đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn nhất như Petrolimex báo lỗ là một điều rất đáng quan ngại, và do đó, rất cần xác minh khoản lỗ này thông qua kiểm toán độc lập xem xét việc báo lỗ của Petrolimex”, ông Doanh nói.

Đồng tình quan điểm này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trước đây, việc Petrolimex kiến nghị Liên bộ sửa Nghị định 83, cho phép sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong trường hợp giá giảm thời gian dài, để giúp DN không bị mất vốn, bây giờ tiếp tục báo lỗ lớn thì rõ ràng là muốn xả Quỹ bình ổn. Hiện nay, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn rất lớn. Tính đến cuối năm 2014, theo công bố của Bộ Tài chính là hơn 4.000 tỷ đồng

“Quỹ bình ổn thực chất là trích từ túi tiền của người tiêu dùng. Nay khi Petrolimex kêu lỗ mới chỉ là từ phía DN báo cáo, rất cần có cơ quan chức năng vào kiểm tra nếu DN muốn sử dụng quỹ này", ông Long nhấn mạnh.

Xăng sinh học giảm hơn 300 đồng, các loại khác giữ nguyên

Mức trích quỹ bình ổn giá đối với hầu hết mặt hàng xăng dầu giảm từ 280 đồng đến 530 đồng, trừ dầu diesel. Doanh nghiệp được phép điều chỉnh giá xăng không quá 15.686 đồng/lít.

http://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/that-gia-chuyen-lo-lon-cua-petrolimex-113237.html

Theo Hiếu Minh/ Đầu Tư Chứng Khoán

Bạn có thể quan tâm