Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tháp truyền hình là biểu tượng quốc gia'

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho rằng, tháp truyền hình không chỉ là trụ tháp mà còn là biểu tượng quốc gia.

Chiều 1/4, trao đổi về Dự án Tháp truyền hình Việt Nam (cao 636 m) tại Hồ Tây (Hà Nội), Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhận định, tháp truyền hình "không chỉ là trụ tháp mà còn là biểu tượng quốc gia". Việc xây tháp vì thế cần sự ủng hộ của người dân, dư luận.

Tháp truyền hình Việt Nam sẽ cao hơn tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay thuộc về Tokyo Skytree - biểu tượng của thủ đô Tokyo (Nhậtabcnews
Tháp truyền hình Tokyo Skytree, Nhật Bản. Ảnh: Abcnews.

Theo ông Nên, chủ trương xây dựng tháp truyền hình có độ cao hàng đầu thế giới là đúng đắn. Công trình không chỉ phục vụ ngành truyền hình mà còn thu hút du lịch, là điểm nhất của nền kinh tế.

Người phát ngôn của Chính phủ cho biết thêm, chủ trương xây dựng đã có từ thập niên 1990 nhưng khi đó Việt Nam không có tiền nên chưa thực hiện được. Vừa qua, Chính phủ đã thông qua cơ chế huy động các nguồn vốn xã hội để thực hiện dự án tháp truyền hình cao 636 m.  

Đầu tháng 3, kết luận tại cuộc họp cho ý kiến về chủ trương nghiên cứu hợp tác đầu tư, Thủ tướng đã đồng ý cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lập công ty cổ phần để tham gia đầu tư Dự án Tháp Truyền hình Việt Nam.

Dự kiến, tháp sẽ được xây dựng trên khu đất diện tích hơn 14 ha tại khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây. 

Theo Tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh, độ cao của tháp dự kiến là 636 m, cao hơn so với tháp cao nhất châu Á hiện nay là Sky Tree ở Tokyo, Nhật Bản (634 m) và tháp truyền hình Quảng Châu, Trung Quốc (600 m).

Ông Nguyễn Thành Lương - Phó tổng giám đốc VTV, Trưởng ban chuẩn bị đầu tư dự án nhận định, khu vực xây tháp sau này sẽ là đầu tàu kinh tế của Hà Nội và Việt Nam. 

Theo ông Lương, trên thế giới, khu vực nào có tháp truyền hình thì khu đó sẽ thành đầu tàu kinh tế, trung tâm thương mại rất lớn của địa phương. Sau khi tháp xây dựng, nơi đây sẽ là điểm đến của khách du lịch, đưa kinh tế phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, tháp truyền hình cũng có vai trò trong việc thu phát sóng và có cả ý nghĩa với an ninh quốc phòng.

Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Trần Đăng Tuấn - nguyên Phó tổng giám đốc VTV, Phó chủ tịch Hội Truyền thông số VN cho rằng, có tháp cao nhất thế giới cũng không ai bảo Việt Nam giàu hay Việt Nam giỏi kỹ thuật.

“Lúc giàu có rồi, giỏi thật rồi thì lại là câu chuyện khác. Vấn đề với ta bây giờ “biểu tượng” có là cái hái được ra tiền không, và hái ra có đủ để vượt chi phí bỏ ra không”, ông Trần Đăng Tuấn nhìn nhận.

Nước vừa thoát nghèo, mơ xây tháp cao nhất thế giới

Khi xây tháp truyền hình mang ý nghĩa biểu tượng, Nhật và Trung Quốc đều là cường quốc hàng đầu. Riêng chúng ta mơ mộng đến tháp cao nhất thế giới khi vừa thoát nghèo.

Khánh An

Bạn có thể quan tâm