Ghi nhận của PV, khu vực đang thi công công trình giếng đứng của ga ngầm S9 thuộc dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đang được tháo dỡ dần sau 3 năm rào chắn phục vụ thi công tại khu vực ngã từ Kim Mã - Núi Trúc. Mặt đường được thảm lại, các phương tiện có thể đi thẳng khi đi qua tuyến đường này mà không cần phải đi theo đường uốn lượn như trước.
Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) nêu lý do tháo rào là một phần công trình của giếng đứng tại khu vực giữa nhà ga S9 và S10 đã thi công xong. "Phần công trình đã thi công xong, chúng tôi tiến hành tháo rào, trải thảm nhựa và mở rộng phần đường cho các phương tiện có thể lưu thông dễ dàng hơn, không còn phải đi theo đường uốn lượn", vị này nói.
Theo đó, Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết đang trình kế hoạch lên Sở GTVT, tiếp tục quây rào các khu vực còn lại trên tuyến Kim Mã để phục vụ thi công dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Trước đó, đầu tháng 10/2019, toàn bộ một chiều đường Kim Mã trên (theo hướng Núi Trúc đi Liễu Giai) với chiều dài 120 m được rào chắn để phục vụ thi công tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. Dự kiến, khu vực này bị quây rào để thi công trong khoảng 22 tháng.
Đây là công trình nằm trong dự án thi công đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. Kim Mã là một trong những trục đường chính dẫn vào trung tâm thành phố nên việc rào chắn gây ra nhiều khó khăn, không chỉ ở giờ cao điểm mà sẽ trong tất cả các khung giờ.
Mới đây, Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 đến năm 2027.
Thủ tướng điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 34.826 tỷ đồng, tăng thêm 1.916 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng ngân sách thành phố Hà Nội tăng 3.895,93 tỷ đồng và vốn vay ODA giảm 1.979,93 tỷ đồng.
Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội được thành phố Hà Nội (đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội - MRB) khởi công 9/2010.
Theo quyết định phê duyệt đầu tư tại thời điểm khởi công, dự án có tiến độ hoàn thành năm 2016 với tổng mức đầu tư 18.408 tỷ đồng. Đến tháng 5/2022, theo văn bản được chủ đầu tư MRB kiến nghị thành phố báo cáo Thủ tướng, tổng mức đầu tư của dự án là 34.532 (tăng 87,5%; tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng 45%). Thời gian hoàn thành toàn bộ dự án theo văn bản trên của MRB đề nghị là năm 2027, chậm tiến độ 12 năm so với tiến độ ban đầu (tuyến Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ 6 năm).
Đến nay, dự án đã chậm 7 năm với 9 lần vỡ tiến độ, đoạn trên cao từ Nhổn - về ga S8 Cầu Giấy dài 12,5 km đã thi công xong và tiến độ được Thủ tướng yêu cầu vận hành thương mại các đoàn tàu là quý II năm nay.
Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Khu tổ hợp ga Ngọc Hồi là nơi lập tàu kết nối mạng lưới đường sắt
Tổ hợp ga Ngọc Hồi là điểm đầu của tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - TP.HCM có chức năng ga lập tàu đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.
Lùi thời gian khai thác đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
Thay vì cuối năm 2022, TP Hà Nội lùi thời gian khai thác thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội vào tháng 8.
Kết nối xe buýt với metro Nhổn - ga Hà Nội
Để phục vụ tuyến đường sắt đô thị (metro) Nhổn - ga Hà Nội vận hành vào quý II, Sở GTVT Hà Nội đang lên phương án điều chỉnh, kết nối mạng lưới buýt với metro.