Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thanh toán bằng thẻ dễ mất tiền oan

Chị Nguyễn Thị Thanh (quận Thủ Đức, TP.HCM) nhận được tin nhắn SMS từ ngân hàng, thông báo tài khoản đã bị trừ hơn 5 triệu đồng, dù chị không sử dụng bất kỳ giao dịch nào.

Chị đã nhanh chóng liên hệ với Eximbank để báo cho ngân hàng biết và khóa thẻ. Sau đó, chị được biết nguyên nhân là thông tin cá nhân đã bị kẻ gian đánh cắp trong quá trình giao dịch thanh toán qua online.

Thực tế, việc bảo mật thông tin cho chủ thẻ tín dụng lỏng lẻo, chủ yếu thuộc về cá nhân, nên rủi ro luôn rình rập. Nhiều chủ thẻ tín dụng mất tiền trong tài khoản do bị kẻ gian đánh cắp thông tin hoặc chủ thẻ lơ là trong bảo mật.

Ông Trương Đình Long, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB cho biết, các ngân hàng thương mại đang đẩy mạnh phát hành thẻ ghi nợ nội địa, bên cạnh thẻ quốc tế, nhằm thu hút khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ (vừa nội địa và quốc tế). Tuy nhiên, ông Long cũng thừa nhận, rủi ro đối với thẻ tín dụng là rất cao, không chỉ đối với khách hàng, mà ngay cả ngân hàng cũng khó tránh. Trong đó, đáng chú ý nhất là rủi ro mất cắp thông tin, dữ liệu của thẻ.

 Nhiều chủ thẻ tín dụng mất tiền trong tài khoản do bị kẻ gian đánh cắp thông tin hoặc chủ thẻ lơ là trong bảo mật.

Nhiều chủ thẻ tín dụng mất tiền trong tài khoản do bị kẻ gian đánh cắp thông tin, hoặc chủ thẻ lơ là trong bảo mật.

Đáng chú ý là, việc thanh toán bằng thẻ trả trước và thẻ tín dụng hiện nay tại các điểm mua hàng, trung tâm thương mại đều không cần mật khẩu. Chủ thẻ khi có nhu cầu thanh toán bằng thẻ chỉ cần đưa thẻ cho nhân viên thanh toán để cà thẻ qua thiết bị chấp nhận thẻ (POS), và sau đó ký vào biên nhận là xong.

Việc ăn cắp thông tin tài khoản của chủ thẻ tín dụng đang là vấn đề khá nan giải hiện nay, nhất là khi công nghệ ngày càng tiên tiến, thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi. Chủ thẻ tín dụng dễ dàng bị đánh cắp thông tin vì mọi dữ liệu như tên, tuổi số thẻ và mã xác thực (CVV - 3 số cuối) được in nổi trên bề mặt thẻ tín dụng, cũng như thẻ thanh toán trả trước.

Số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho thấy, tính đến ngày 31/8/2014, lượng thẻ do 52 tổ chức phát hành đạt trên 74 triệu thẻ, hầu hết là thẻ ghi nợ sử dụng để thanh toán trong mua bán hàng hóa, rút tiềm mặt (chiếm gần 92%). Còn lại là thẻ tín dụng (chiếm gần 4%) và thẻ trả trước (trên 4%). Nhưng nếu phân theo phạm vi hoạt động, thì thẻ nội địa chiếm gần 66,5 triệu thẻ (chiếm gần 90%), thẻ quốc tế đạt trên 7,5 triệu thẻ (chiếm trên 10%).

Có thể thấy, tiềm năng tăng trưởng đối với dịch vụ thẻ là rất lớn. Bởi ngoài các loại phí thu về, lãi suất phía ngân hàng áp dụng đối với chủ thẻ tín dụng hiện ở mức “khủng”, 32 - 35%/năm, cho dù mặt bằng lãi suất giảm dần.

Eximbank cho biết, năm nay, Ngân hàng đưa ra kế hoạch hoạt động thẻ (số lượng thẻ, doanh số thanh toán thẻ, doanh số sử dụng thẻ) tăng 15 - 23% so với năm 2013 nhằm gia tăng nguồn thu dịch vụ…

Với số lượng thẻ phát hành ngày càng gia tăng và mảng thẻ của Sacombank hiện cũng đóng góp đáng kể (25 - 30%) vào tổng thu nhập, lợi nhuận của Ngân hàng.

Nhìn chung, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục có chuyển biến tích cực. Cùng với việc gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, các ngân hàng thương mại cũng đã không ngừng cải tiến cơ sở hạ tầng, bảo mật, nhưng rủi ro vẫn cao, kể cả rủi ro với phía ngân hàng phát hành thẻ.

Lãng quên cuộc chơi tín dụng cá nhân?

Trong khi tín dụng cho doanh nghiệp ưu tiên cơ cấu, giãn, hoãn nợ; giảm lãi suất; tháo rào cản thủ tục, tín dụng cá nhân đang bị làm khó bởi thủ tục ngặt nghèo và lãi suất cao.

http://baodautu.vn/thanh-toan-bang-the-de-mat-tien-oan.html

Theo Thùy Vinh/ Đầu tư

Bạn có thể quan tâm