Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thành phố ở Hà Lan thử nghiệm cuộc sống tương lai

Với các khu dân cư tập trung vào kiến trúc sáng tạo, tính cộng đồng bền vững, Almere - thành phố thử nghiệm của Hà Lan - đang tiên phong về trải nghiệm cuộc sống tương lai.

Almere, nơi hơn 200.000 người đang sống từng là một phần của IJsselmeer - một vùng biển nội địa, là thành phố mới nhất và lớn thứ tám ở Hà Lan.

Nếu Atlantis là thành phố cổ xưa biến mất dưới những con sóng theo thần thoại kể lại, Almere là thành phố được trỗi dậy từ biển cả. Và đây có lẽ là thành phố thử nghiệm trọn vẹn nhất thế giới, mở ra những cách diễn đạt khác nhau của khái niệm “thiết kế để sống”.

Ha Lan,  thanh pho thu nghiem,  thiet ke do thi anh 1

Kiến trúc lệch tầng ở Almere tận dụng mái bằng để tạo không gian xanh. Ảnh: Visit Almere.

Người đứng đầu công trình là kiến trúc sư thực nghiệm người Hà Lan Jacqueline Tellinga. Bà nói: “Các kiến trúc sư phải đồng thuận một điều: Almere không nên cao tầng, vô danh, đơn điệu".

Nơi đây không chỉ là nơi sinh sống của những người có đủ tài chính mà còn có các công trình giá rẻ cho các gia đình có thu nhập hàng năm dưới 22.000 USD. Nhưng thay vì xây khối nhà xám xịt, Almere kết hợp khả năng chi trả với chất lượng cuộc sống nâng cao nhờ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Winy Maas, đối tác sáng lập của MVRDV về kiến trúc và đô thị toàn cầu có trụ sở tại Rotterdam, cho biết: “Chính sự tác động qua lại giữa các thử nghiệm và kỹ thuật đã được chứng minh khiến Almere trở thành một mô hình hấp dẫn sẽ phát triển trong tương lai".

Maas nói: “Chúng tôi không tin rằng mọi thành phố phải là kết quả của tầm nhìn của một người hay một tổ chức".

Sự ra đời của một thành phố mới

Việc tạo ra Flevoland - hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới, có diện tích dưới 1.000 km2 vào cuối những năm 1960 đặt nền móng cho Almere phát triển. Tên của thành phố lấy từ tiếng Hà Lan để chỉ vùng biển nội địa mà từ đó vùng đất của nó được tạo ra.

Lý do chính cho sự xuất hiện của Almere là để giảm bớt áp lực về nhà ở cho một trong những khu vực đông dân cư nhất của Hà Lan, phát triển khu vực lớn giữa khung cảnh thiên nhiên hoang sơ để giảm lượng người sống trong hai thành phố chính gần đó là Amsterdam và Utrecht.

Để lấy cảm hứng ban đầu, các nhà quy hoạch thành phố của Almere đã nghiên cứu các phong cách quy hoạch ở Anh đầu thế kỷ 20, chẳng hạn các thị trấn ở Letchworth Garden City và Welwwyn Garden City ở Bắc London.

Nguyên tắc của Garden Cities gồm không gian sống phong phú, thiết kế hiện đại, trường học và trung tâm chăm sóc sức khỏe gắn liền với các khu vực lân cận, giao thông công cộng tốt, và thu hẹp khoảng cách giữa khu dân cư và thiên nhiên.

Ha Lan,  thanh pho thu nghiem,  thiet ke do thi anh 2

Almere đã được xây dựng trên đất khai hoang từ biển nội địa IJsselmeer và một số khu vực xung quanh. Ảnh: Alamy.

Vào thời điểm đó, ý tưởng này bị một số nhà quy hoạch Hà Lan chế giễu, vì họ đề cao cuộc sống thành phố hiện đại với nhiều tòa nhà cao tầng đã thống trị nhiều quy hoạch thời hậu chiến. Carel Weeber, kiến ​​trúc sư tên tuổi của thập niên 1970, đã coi Almere như một ví dụ về Nieuwe Truttigheid (Sự ngu ngốc mới).

Dự án Almere ban đầu do kiến ​​trúc sư người Hà Lan nổi tiếng Rem Koolhaas thực hiện. Koolhaas đã bắt đầu tạo ra một trung tâm thành phố ba tầng đặc biệt. Bãi đậu xe dưới tầng hầm, bên trên là các trung tâm mua sắm và giải trí trên mặt đất, giảm bớt mật độ giao thông. Lớp cuối cùng dành cho không gian xanh trên các mái nhà của các công trình.

Thiên nhiên cũng được đan xen ngay từ đầu vào một thành phố có hơn 40 km bờ biển và tổng cộng 400 km đường dành cho xe đạp. Liesbeth Hollander, đại diện Hội đồng du lịch Almere, cho biết: “Chỉ cần 5 phút là tới công viên, đường đạp xe và phương tiện giao thông công cộng. Đó là lý do mà cuộc sống ở Almere được đánh giá cao".

Sự tự do trong cuộc sống của cư dân Almere đã góp vai trò quan trọng trong sự phát triển và khiến họ thấy tự hào.

Khi MVRDV lần đầu tiên trình bày tầm nhìn của họ về Almere như một bộ sưu tập “nguồn mở” gồm các khu dân cư được thiết kế rải rác, Winy Maas cho biết một số đồng nghiệp châu Âu đã coi ý tưởng này là quá cấp tiến, còn các chuyên gia Mỹ Latin đã cảnh báo về sự tương đồng tiêu cực giữa việc trao quyền tự do cho cư dân và sự hỗn loạn của một số nơi tại Brazil.

Một thử nghiệm

Maas nói: “Almere không phải là một thành phố thử nghiệm, mà là một thành phố mà các thử nghiệm có thể xảy ra. Thành phố luôn kết hợp các đặc điểm đã được thử nghiệm của đô thị, và được thử nghiệm trong các khuôn khổ đó. Hay quan trọng hơn, chúng tôi tìm cách để người khác thử nghiệm”.

Ha Lan,  thanh pho thu nghiem,  thiet ke do thi anh 3

Nước nóng sưởi ấm cho 25.000 ngôi nhà được dẫn đến Almere từ trạm phát điện và nhiệt kết hợp Diemen. Ảnh: Alamy.

Một phần của quá trình đó đã được lấy ý tưởng từ trò chơi quy hoạch đô thị Play the City - một sản phẩm trí tuệ của người sáng lập Ekim Tan. Nó đã được tạo ra vào năm 2009 nhằm phục vụ đồ án nghiên cứu tiến sĩ của cô tại Đại học Công nghệ Delft.

Play the City tập hợp người dân địa phương để đưa ra lựa chọn về việc sử dụng đất và thiết kế cơ sở hạ tầng, đòi hỏi phải có sự đồng thuận nhiều bước để tiến triển.

Điều này nhằm khám phá thứ người dân thành phố thực sự muốn trong môi trường sống, thúc đẩy sự hợp tác ra quyết định và giải quyết xung đột bằng cách sử dụng thẻ, bảng và video tương tác.

Cư dân Almere đã chơi “trò chơi” của Tan thường xuyên để cung cấp thông tin đầu vào cho sự phát triển của các khu dân cư khác nhau.

Họ đã sử dụng Play the City để hướng dẫn sự phát triển của quận Oosterwold, một khu vực chuyên sản xuất lương thực địa phương. Khoảng 60% diện tích tại đây được dành để hỗ trợ “nông nghiệp đô thị”, mang lại cho người dân không chỉ những lợi ích về thể chất và tinh thần khi tự thu hoạch lương thực, mà còn cắt giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Những trò chơi như thế này cũng được đưa vào kế hoạch tổng thể của MVRDV. Maas nói: “Chúng tôi không thực sự lên kế hoạch chi tiết cụ thể cho bất cứ điều gì, nhưng thay vào đó cho phép người dân xây dựng các khu dân cư riêng. Đổi lại, họ có nhiều trách nhiệm hơn như lập kế hoạch đường phố với hàng xóm, sắp xếp việc cung cấp năng lượng cho chính họ".

Hình mẫu để học tập

Sự phát triển của Almere cũng đang truyền cảm hứng cho nhiều thành phố khác. Các chuyên gia, chính trị gia, kiến ​​trúc sư, nhà quy hoạch thành phố đến từ khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu và học hỏi từ Almere.

MVRDV đã áp dụng những nguyên tắc từ Almere cho quá trình tái phát triển trung tâm thành phố Eindhoven của Hà Lan, nhằm mục đích mở rộng thành phố nhưng vẫn giữ được tính “sang trọng”. Tinh thần của Almere sẽ tạo ra không gian sống xanh ở trung tâm thành phố và sử dụng các tòa nhà có màu sắc rực rỡ với hình dạng nổi bật để làm sống động cảnh quan thành phố.

Nguyên tắc của Almere cũng đang được triển khai ở quy mô nhỏ hơn ở ngôi làng Overschild nhỏ của Hà Lan, nơi ​​gần 80% ngôi nhà bị hư hại nặng do hậu quả của động đất.

Trong khi Almere đang đưa ra một cơ hội thử nghiệm táo bạo cho các thử nghiệm đô thị và cởi mở trong việc quy hoạch thành phố, Jacqueline Tellinga, Giám đốc dự án của khu phố Homeruskwartier của Almere, cảnh báo rằng không nên rời xa thực tế, chẳng hạn nguy cơ xây dựng đô thị tràn lan.

Cô nói: “Nếu có đường đẹp và rộng thì có lẽ mọi người sẽ đi ôtô thay vì đi bộ, đi xe đạp hoặc đi phương tiện công cộng".

Một số nhà nghiên cứu mô tả Almere như một ví dụ về một loại hình mới của thị trấn ngoại ô.

JaapJan Berg đưa ra một góc nhìn tích cực hơn về việc Almere không có sự phát triển đô thị tràn lan điển hình như mọi người nghĩ.

Ông nói: “Almere đang ở mức thấp nhất với tiêu chuẩn cho một thành phố bình thường. Nhưng sự chưa hoàn thiện của nó mang lại cho Almere nhiều lựa chọn và để mở nhiều lựa chọn. Việc duy trì ý tưởng chưa hoàn thiện về mặt không gian cũng như tinh thần này tạo cho thành phố một động lực phát triển liên tục".

Những tuyệt tác kiến trúc vô giá ở Ukraine

Giao tranh ở các thành phố của Ukraine đang khiến nhiều người lo ngại cho số phận của những tuyệt tác văn hóa đã tồn tại hàng trăm năm.

Tiem nang 25 ty USD cua thit nhan tao hinh anh

Tiềm năng 25 tỷ USD của thịt nhân tạo

0

Chính phủ Mỹ đã cấp những giấy phép đầu tiên cho 2 doanh nghiệp bán thịt gà được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới làm điều này.

Bảo Châu (Theo BBC)

Bạn có thể quan tâm