Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thanh Ngưng, Thanh Phúc chân trần đạp cát thành ngôi sao

“Phải có sức chịu đựng dẻo dai bất kể nắng mưa mới theo được môn "thiên lý độc hành" này. Khắc nghiệt hơn, trong lúc thi còn không được uống nước. Tôi ước một ngày các VĐV đi bộ Việt Nam có thể dự Olympic”, Thanh Phúc trải lòng về môn thể thao định mệnh của cuộc đời.

Chị em VĐV điền kinh số 1 Việt Nam

Thanh Ngưng, Thanh Phúc chân trần đạp cát thành ngôi sao

“Phải có sức chịu đựng dẻo dai bất kể nắng mưa mới theo được môn "thiên lý độc hành" này. Khắc nghiệt hơn, trong lúc thi còn không được uống nước. Tôi ước một ngày các VĐV đi bộ Việt Nam có thể dự Olympic”, Thanh Phúc trải lòng về môn thể thao định mệnh của cuộc đời.

>> 10 ngôi sao 9X của thể thao Việt Nam
>> Tết sung túc và 'đổi đời' của những triệu phú thể thao
>> Ánh Viên - 'Dị nhân' bơi lội tuổi teen
>> Võ sĩ đẳng cấp thế giới Huỳnh Châu sống ở ngôi nhà 10m2

Trong số 31 tấm huy chương các loại mà điền kinh Việt Nam đã đoạt được tại SEA Games 26 ở Indonesia, có 2 tấm huy chương rất đáng nhớ ở nội dung đi bộ của cô sinh viên chỉ nặng có 44kg Nguyễn Thị Thanh Phúc và cậu em ruột Nguyễn Thanh Ngưng.

Hai chị em với huy chương tại SEA Games 26

Đáng quý là ở chỗ đi bộ là nội dung mà điền kinh Việt Nam chỉ dám đứng nhìn các nước khác tranh huy chương chứ chưa hề nghĩ đến thành tích trong hơn chục năm qua, ngay cả khi điền kinh Việt Nam bắt đầu tạo được bước đột phá ở các cự ly chạy ngắn, trung bình. Nhưng ngay ở lần đầu tham dự, Thanh Phúc đã đem về tấm HCV quý giá, còn Thanh Ngưng cũng không kém với tấm HCĐ (chỉ cách người về đầu có 3 giây).

Người lạ ở quê

Thanh Phúc trên đường đua

Là VĐV điền kinh của TP Đà Nẵng nhưng Thanh Phúc lại trưởng thành nhờ đồng quê, gốc rạ. Cô sinh ra trong một gia đình thuần nông ở xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang. Kinh tế khó khăn, nhà lại có đến 7 anh chị em nên ngay từ nhỏ Thanh Phúc phải chu toàn việc phụ giúp gia đình từ lúa má, kiếm củi, nhổ rau má… Mưu sinh từ sớm nên Phúc nhỏ con hơn hẳn so với các bạn cùng tuổi. Đến tuổi trưởng thành có cố lắm cũng chả bao giờ vượt qua 45kg, nhưng bù lại nhờ lao động thường xuyên mà cô có sự dẻo dai và sức bền cực tốt, tố chất cực kỳ quan trọng đối với môn đi bộ.

Khác với cô chị Thanh Nhiễm từng là một VĐV điền kinh đường trường và cô em Hồng Duyên hiện đang là VĐV điền kinh trẻ của Đà Nẵng xác định con đường trở thành một VĐV chuyên nghiệp từ sớm, con đường đến với môn đi bộ của 2 chị em Phúc đến một cách tình cờ. Năm 2004, khi đại diện trường đi thi Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố, Phúc đoạt ngay HCĐ marathon, chỉ thua 2 VĐV thuộc lớp năng khiếu. Ấn tượng với cô học sinh nhỏ nhắn nhưng có quyết tâm cao và tố chất tiềm năng, Phúc được các HLV điền kinh tuyển vào đào tạo ở cự ly dài. Cho đến một ngày, HLV Trần Anh Hiệp gặp Phúc bảo: “Em có nhiều tố chất hợp với môn đi bộ, hay là chuyển sang tập môn này?”.

Phúc gật đầu với suy nghĩ ban đầu muốn được thử sức ở môn mới nghe rất “lạ tai” này cũng như đã quen với cảnh lội bộ hằng ngày đến vài km trên những triền cát nắng bỏng chân để cắp sách đến trường. Chẳng ngờ sự tình cờ ấy đã đem đến bước ngoặt lớn nhất cho sự nghiệp của cô và cậu em Thanh Ngưng sau này.

Đến năm 2006, Thanh Phúc về rỉ tai cậu em rủ rê tập cùng vì thấy em có nhiều tố chất và cũng ham thích với môn đi bộ. Được chị chỉ dạy tận tình, Thanh Ngưng thậm chí còn thăng tiến nhanh hơn cả Phúc. Từ đó, cặp chị em này bắt đầu cuộc chinh phục ở các giải điền kinh trong nước. Ở các nội dung 5km, 10km hay 20km họ đều không có đối thủ. Hàng chục HCV, hàng chục kỷ lục quốc gia do họ tự lập và tự phá từ năm 2006 đến nay. Họ là trường hợp độc nhất vô nhị của điền kinh Việt Nam từ trước tới nay.  Xúc động nhất là tại Đại hội TDTT toàn quốc 2010 được tổ chức tại Đà Nẵng, chị em Phúc - Ngưng cùng đoạt HCV và cùng phá kỷ lục trong sự nể phục của khán giả. Sáng hôm đó, trời đổ mưa rất to, lạnh nhưng cả gia đình của hai chị em đã không quản đường xa lên cổ vũ cho hai chị em. Khi thấy 2 con mình cùng về nhất bố mẹ của Phúc đã không kìm được nước mắt.

Đáng ngạc nhiên là ở cái xóm nhỏ của gia đình, đến giờ nhiều người mới biết 2 chị em là VĐV, mà lại đoạt hẳn HCV SEA Games mới oách. Hỏi Phúc mới biết: “Trước giờ tôi với Ngưng đi quanh năm suốt tháng, cả năm về nhà có vài lần, cộng với việc cả hai có nước da đen nhẻm nên họ cứ đinh ninh chúng tôi đi làm thuê đâu đó ở TP Đà Nẵng. Với lại hồi giờ họ cũng chưa nghe nói đến môn thể thao nào là đi bộ cả”. Bây giờ, thành tích của 2 chị em là câu chuyện được đem ra bàn tán nhiều nhất ở miền quê nghèo trên dải đất miền Trung này.

Ước mơ của chị em “thiên lý độc hành”

“Đi bộ thoạt nghe có vẽ nhẹ nhàng nhưng kỳ thực lại rất khó. Người theo đuổi nó phải có sức chịu đựng thật tốt, dẻo dai bất kể nắng mưa như thế nào. Khắt nghiệt hơn trong lúc thi còn không được uống nước…”, Thanh Phúc trải lòng về môn thể thao gắn bó với mình như 1 định mệnh.

Kể từ sau chiến tích ở SEA Games, ngày nào Phúc và Ngưng cũng thức dậy từ tảng sáng, bất kể nắng mưa đi bộ hàng chục km xung quang các đường phố của Đà Nẵng. Hình ảnh đã trở nên quen thuộc đối với người dân ở đây. Để có được phút giây mỉm cười đứng trên bục nhận huy chương, Phúc và Ngưng đã không có biết bao nhiêu ngày bỏ ăn vì quá mệt, nuốt nước mắt vào trong giấu bố mẹ khi những cơn đau hành hạ…

Với những thành tích đã có được, hai chị em cũng đã tích lũy được một số tiền nhỏ để chuẩn bị cho tương lai sau này. Tính ra số tiền mà Đà Nẵng và Ủy ban TDTT tặng thưởng 2 chị em cho 2 tấm huy chương SEA Games lên đến trên 100 triệu đồng.  Hiện tại, Thanh Phúc ngoài tập luyện và thi đấu còn đang là sinh viên năm 2 ĐH TDTT Đà Nẵng. Thanh Ngưng cũng được tuyển thẳng và đang chờ đến năm học mới để nhập trường.

Hai chị em vẫn hăng say tập luyện sau SEA Games 26 khi vẫn còn nhiều cột mốc cần chinh phục phía trước

Điều đáng quý ở hai chị em “thiên lý độc hành” này là họ không bao giờ hài lòng với chính mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, hướng đến những cột mốc khác: “Thể thao thì môn nào cũng khó cũng khổ cả. Mình có khả năng mà không dám làm, mới là cái khổ nhất. Cứ tự bó buộc trong khuôn khổ, không dám thoát khỏi cái biên giới do chính mình tạo ra mới là thất bại. Chúng tôi ước một ngày các VĐV đi bộ Việt Nam có thể thi đấu ở những sân chơi cao nhất như Olympic…”

Luôn biết mỉm cười và biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nhận biết cuộc sống là tâm niệm của hai chị em như lời khuyên trong cuốn “Đắc nhân tâm” nổi tiếng của Dale Carnegie mà họ xem là cuốn sách gối đầu giường…

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn 

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn 

Bạn có thể quan tâm