Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thành Long và những lần tai nạn ám ảnh cả đời

Từ năm 1975 đến nay, cơ thể nam diễn viên đã bị chấn thương gần hết. Có những lần ông tính chuyện giải nghệ vì cảm thấy bản thân không đủ lực theo nghiệp diễn.

Tai nan phim truong Thanh Long anh 1
Ở tuổi 62, Thành Long vẫn gây chú ý khi tham gia dự án phim Tuyệt địa đào vong (phát hành tại Việt Nam với tên Tẩu thoát ngoạn mục) chứa đựng khá nhiều cảnh quay hành động. Sau hơn một tuần công chiếu, doanh thu phim đạt gần 70 triệu USD tại thị trường quê nhà. Thành công của ông vua võ thuật không phải sự ngẫu nhiên mà có. Báo chí Trung Quốc từng đánh giá “Thành Long đã đặt cược cả sinh mạng để đóng phim”. Một hình ảnh mô phỏng chấn thương Thành Long cho thấy danh tiếng của ngôi sao này tỷ lệ thuận với vùng cơ thể bị thương.

 

Tai nan phim truong Thanh Long anh 2
Năm 1975, Thành Long bắt đầu ký hợp đồng đóng phim điện ảnh. Nam diễn viên trẻ khi ấy dù chưa có tiếng tăm nhưng đã quen với tai nạn phim trường. Khi quay Thiếu Lâm Môn, tài tử này bị đánh vào đầu đến mức mất trí một thời gian.

 

Tai nan phim truong Thanh Long anh 3
Năm 1978, thành công đến với nam diễn viên sau vai diễn trong Túy Quyền. Người ta ca ngợi khả năng diễn xuất và võ thuật của Thành Long nhưng lại không biết việc ông bị đánh tới bầm tím mặt, xương lông mày bị chấn thương trên phim trường.
Tai nan phim truong Thanh Long anh 4
Hình ảnh của Thành Long trên phim trường Xà hình điêu thủ vào năm 1978 từng gây xôn xao báo chí. Trong một cảnh quay đấu trực diện, ôngbị đá gãy răng, cánh tay bị kiếm chém mất máu nặng. Kết thúc cảnh phim, nam diễn viên được đưa vào viện cấp cứu. Thời gian đó, Thành Long từng cười chia sẻ: "Tôi còn trẻ, mất một cái răng có là gì. Máu chảy thì sẽ tự ngừng. Nhưng quả thật lúc đó, tôi đã không thể hiểu chuyện gì đang xảy ra, có sự lo sợ".
Tai nan phim truong Thanh Long anh 5
Hai năm nghỉ ngơi khi trở lại phim trường đóng Sư đệ xuất mã, Thành Long bị đồng nghiệp đánh vỡ sống mũi, cổ họng bị chèn mạnh suýt tắt thở. Lúc đó, nam diễn viên đã phải giơ tín hiệu dừng quay.

 

Tai nan phim truong Thanh Long anh 6
Trong sự nghiệp đóng phim và bị tai nạn, Thành Long ám ảnh nhất lần bị ngã từ trên đỉnh một nhà thờ xuống đất ở độ cao trên 10 mét trong Kế hoạch A. "Tôi từng đắn đo về việc có nên thực hiện cảnh quay này hay không, quá rủi ro nếu tiếp đất không an toàn. Kết quả là tôi đã bị thương nặng". Nam diễn viên bị chấn thương nặng vùng xương cổ, dập xương mũi. Những người gan dạ nhất khi xem lại cảnh bị tai nạn này cũng thấy rợn người vì sự nguy hiểm.
Tai nan phim truong Thanh Long anh 7
Những cảnh phim treo người như thế này cũng tiềm ẩn rủi ro. Trên phim trường Uy long mãnh thám hồi năm 1985,Thành Long từng tưởng rằng mình không qua khỏi sau khi sơ xuất không giữ được trụ. Năm đó, ông bị đa chấn thương vùng cổ và xương tay.
Tai nan phim truong Thanh Long anh 8
Năm 1985 đánh dấu những mốc son trong sự nghiệp Thành Long nhưng cũng là năm ông gặp nhiều tai nạn nhất. Khi đóng Câu chuyện cảnh sát 1, nam diễn viên đã bị thương nặng ở cột sống cùng xương chậu sau một cảnh lao thân. Hình ảnh ghi lại cho thấy, nhân viên hậu kỳ đã phải đưa ông nhập viện cấp cứu trong tình trạng nằm bất động. Các bác sĩ Hong Kong cũng lo lắng khả năng sao nam không thể di chuyển.
Tai nan phim truong Thanh Long anh 9
"Cuộc đời đóng phim của tôi không biết đã cải tử hoàn sinh bao lần và từng khiến tôi cảm thấy sợ nghề của mình", Thành Long chia sẻ trong cuốn tự truyện Thành Long chưa trưởng thành đã già. Nam diễn viên vào năm 1986 bị ngã từ trên cây đập đầu xuống đất khi đóng Long huynh hổ đệ. Thành Long bị xuất huyết não do va chạm đầu quá mạnh, tai phải bị chảy máu nhiều dẫn đến suy giảm thính lực.
Tai nan phim truong Thanh Long anh 10
"Khi quay phim ở Mỹ dù ở đó có nhiều bệnh viện, tôi chưa bao giờ thấy mình phải kiểm tra sức khỏe. Nhưng nhờ đóng phim, tôi bay thẳng vào đó", Thành Long kể lại. Khi tham gia đóng Kế hoạch phi ưng 26 năm trước, tài tử bị thương vùng xương ức sau pha ra đòn sai vị trí.
Tai nan phim truong Thanh Long anh 11
Suốt những năm thập kỷ 90 thế kỷ trước, Thành Long lao đao vì chấn thương đầu gối, vai. Giai đoạn này cũng là thời kỳ hoàng kim của dòng phim võ thuật thực chiến do kỹ thuật làm phim còn thô sơ. Khán giả từng hoảng hốt khi nhìn Thành Long nhảy từ núi tuyết bám vào máy bay không dùng thế thân.

 

Tai nan phim truong Thanh Long anh 12
Sau này Thành Long đã phải nhờ đến thế thân. Sao nam tự cảm thấy không còn đủ sức khỏe, phần nữa với những cảnh mạo hiểm, ông tự thấy không an toàn.
Tai nan phim truong Thanh Long anh 13
Hồi năm 1997, khi đóng Người đàn ông tốt, nam diễn viên bị rơi từ trên cao xuống đất và đa chấn thương.
Tai nan phim truong Thanh Long anh 14
 Hồi năm 2001 sau khi đóng Đặc vụ mê thành, Thành Long gặp khó khăn trong việc đi lại khi vùng xương chi dưới bị va chạm mạnh.
Tai nan phim truong Thanh Long anh 15
Năm 2002 kết thúc chuỗi gần 30 năm bị thương liên miên của sao võ thuật trên phim trường. Đây cũng là thời điểm nhiều lần Thành Long chia sẻ về ý định giải nghệ với dòng phim võ thuật.
Tai nan phim truong Thanh Long anh 16
Nhưng mới đây khi đóng Tuyệt địa đào vong, nam diễn viên chia sẻ suýt chết trên phim trường sau khi bị nước cuốn, cơ thể bị thương không ít vì cảnh hành động không dùng người đóng thế.
Tai nan phim truong Thanh Long anh 17
Thương hiệu Thành Long là biểu tượng của dòng phim võ thuật châu Á. Nhiều người thắc mắc sau những Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt, Thành Long, điện ảnh Trung Hoa chưa có thêm gương mặt mới. Một lý giải cho việc này là chuyện ngại bị thương của các nghệ sĩ trẻ.

Hiểu Nguyệt (Tổng hợp)

Ảnh: Đằng Tân, Baidu.

Bạn có thể quan tâm