Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thằn lằn 20 tấn từng bá chủ đại dương

Các nhà khoa học Thụy Điển cho biết, loài thằn lằn săn mồi khổng lồ vừa được phát hiện từng thống trị các vùng biển suốt 85 triệu năm trước, giết chết mọi sinh vật trên đường đi của chúng.

Khi loài khủng long ăn thịt T-Rex bá chủ trên mặt đất, loài động vật ăn thịt Prognathodon là vua của biển cả, với sức mạnh ghê sợ từ bộ hàm và chiếc đuôi khỏe, cho phép nó tăng tốc để bắt mọi con mồi, từ rùa biển tới các loài cá mập. Sinh vật này có chiều dài khoảng 17 m với trọng lượng lên tới 20 tấn. Kích thước khổng lồ kéo theo lượng thức ăn lớn cần tiêu thụ khiến Prognathodon phải săn mồi gần như cả ngày.

Hóa thạch loài Prognathodon.

Các nhà khoa học tin rằng, bất kể loài động vật nào gặp phải Prognathodon gần như nắm chắc cái chết. Tuy nhiên, những con thằn lằn này cũng có thể trở thành mồi của các loài săn mồi khác khi chưa trưởng thành. Hóa thạch một con Prognathodon còn hằn nguyên cắn của một loài cá mập thời cổ đại.

Mẫu hóa thạch được bảo quản hoàn hảo nhất của Prognathodon được phát hiện bên trong những tảng đá ở miền trung Jordan. Hóa thạch một con Prognathodon chưa thành thành vừa được phát hiện vẫn còn nguyên dấu vết của phần mô mềm trong khi xương đuôi và chi sau vẫn dễ dàng được nhìn thấy.

Các nhà khoa học cho biết, con Prognathodon có hình dạng khá giống với các loài thằn lằn ngày nay. Đây cũng là loài đầu tiên trong số những con bò sát cổ đại sở hữu phần chi với 5 móng và cái đuôi nhọn, rộng. Loài động vật này bơi giống cá mập nhưng không có mang. Nó phải ngoi lên mặt nước để hít thở dưỡng khí.

Với khả năng bơi lội linh hoạt, Prognathodon có thể sống được ở các vùng nước ấm, gần bờ. Sống vào cuối kỷ Cretaceous, loài động vật này đẻ con chứ không đẻ trứng như các loài thằng lằn khác.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm