Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tham vọng 'Con đường tơ lụa trên không' của Trung Quốc

Bên cạnh các dự án hạ tầng về đường sắt và đường bộ trong kế hoạch "Con đường tơ lụa", Trung Quốc đầu tư mạnh vào công trình hàng không như hướng đi mới để mở rộng kết nối.

Các hãng hàng không Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ tăng cường liên kết hàng không với các nước dọc
Các hãng hàng không Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ việc tăng cường liên kết hàng không với các nước dọc "Con đường tơ lụa". Ảnh: JOC

Ngày 23/9, chuyến bay HU7937 của hãng hàng không Hainan Airlines hạ cánh ở sân bay Vaclav Havel tại thủ đô Prague. Đây là chuyến bay liên tục đầu tiên giữa Trung Quốc và Cộng hòa Czech, đặt thêm một trạm dừng trong dự án "Con đường tơ lụa trên không" của Bắc Kinh.

Dù việc phát triển cơ sở hạ tầng của Chủ tịch Tập Cận Bình theo sáng kiến "Một vành đai, một con đường" (OBOR, công bố năm 2013) đến nay chủ yếu tập trung cải thiện các dự án đường sắt và tuyến đường hàng hải, ngành hàng không đang dần tham gia vào kế hoạch này. 

Trang The Diplomat cho biết, trong số 193 dự án hàng không dân dụng của Trung Quốc lên kế hoạch trong năm 2015, 51 dự án chiến lược với tổng giá trị 32 tỷ USD trực tiếp phục vụ cho sáng kiến OBOR. Hai năm qua, Trung Quốc đã xây 15 sân bay mới và nâng cấp mở rộng 28 phi trường hiện có để phục vụ những chuyến bay nối trực tiếp với các nước châu Âu thông qua Trung Á.

Ngành hàng không sẽ đóng vai trò lớn trong việc thực hiện cam kết của Trung Quốc về nâng cao năng lực kinh tế và tính kết nối giữa các quốc gia trong khu vực OBOR. 

Tại một hội nghị tổ chức hồi tháng 6, người đứng đầu Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết, phát triển cơ sở hạ tầng xung quanh sân bay rẻ hơn so với các công trình đường bộ và đường sắt, đồng thời có thể thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia dọc "Con đường tơ lụa". 

Ngoài ra, nhiều quốc gia dọc OBOR đều có địa hình khó khăn do sa mạc và núi vây quanh, nên vận chuyển hàng không là lựa chọn hiệu quả nhất.

Tại hội nghị trọng điểm để thảo luận về kế hoạch 5 năm của Trung Quốc từ ngày 26 đến 29/10 tới đây, đầu tư dân dụng sẽ là một yếu tố trong kế hoạch. Để đón đầu điều này, CAAC cam kết mở cửa hơn nữa không phận đối với các hãng hàng không ở Nam và Trung Á, cho phép thành lập các đường bay trực tiếp.

Bắc Kinh cũng đã thông qua kế hoạch xây sân bay thứ 2 ở Thành Đô. Đây là thành phố thứ 3 sau thủ đô và Thượng Hải có hai sân bay. Về mặt địa lý, Thành Đô gần với châu Âu so với các thành phố lớn còn lại của Trung Quốc. Do vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch mở rộng liên kết với châu Âu của nước này.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, những kế hoạch đầu tư to lớn vào cơ sở hạ tầng hàng không có thể suy thoái thành những dự án dư thừa và bảo trì tốn kém. 

Đến nay, mối quan tâm của Trung Quốc đối với các nền kinh tế trong sáng kiến "Con đường tơ lụa" chủ yếu nhằm tiếp cận với các mỏ dầu và khí đốt của những quốc gia này. Đây là những tài nguyên vốn không vận chuyển qua đường hàng không. Triển vọng phát triển du lịch của các nước Trung Á đối với du khách Trung Quốc cũng không lạc quan, đặc biệt trong những tháng mùa đông lạnh giá.

Đến nay, Trung Quốc chưa có dấu hiệu kìm hãm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng dù có nhiều ý kiến lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, khi hạ tầng hàng không ít tốn kém, an toàn và thân thiện môi trường hơn đường bộ và đường sắt, ngành công nghiệp này dự kiến sẽ phát triển lên tầm mới trong sáng kiến "Con đường tơ lụa" của ông Tập Cận Bình.

Ấn Độ tố Trung Quốc âm mưu độc bá châu Á

Báo chí Ấn Độ chỉ trích tham vọng của Trung Quốc tại hai tuyến hàng hải chiến lược trên Ấn Độ Dương và Biển Đông, trong khi các cơn sóng ngoại giao tiếp tục dâng trên Biển Đông.

Lo Trung Quốc lấn sân, Ấn Độ chuyển sang 'hai gọng kìm'

Nếu trước kia Ấn Độ xem biển Đông như "phương án dự trù" thì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, họ tăng tốc triển khai chính sách Hướng Đông, với chiến lược "hai gọng kìm".

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm