Cuối tuần qua, bảo tàng Yorkshire tại Anh đã khơi mào cho cuộc thảo luận về những đồ vật được trưng bày kỳ lạ nhất trong bảo tàng. Tài khoản Twitter của bảo tàng này đã đăng tấm ảnh chùm tóc của một phụ nữ La Mã vào khoảng thế kỷ 3-4, vẫn còn nguyên que vấn tóc. Ảnh: Yorkshire Museum. |
Bảo tàng quốc gia Scotland ngay lập tức đáp trả bằng đồ vật gây ám ảnh: một bản tái hiện "người cá Fiji". Loại sinh vật này được cho là đã từng xuất hiện tại Nhật Bản, và bắt đầu được trưng bày tại Anh vào thế kỷ 17. Ảnh: NatSciNMS. |
Phần lớn tượng người cá hiện nay được ghép từ nhiều phần của nhiều loài vật khác nhau. Bảo tàng quốc gia Scotland còn một tượng người cá khác, phần dưới thực sự là một con cá còn phần trên là tượng được nặn theo dạng đầu người. Ảnh: NatSciNMS. |
Bảo tàng đảo Prince Edward, Canada thì giới thiệu một món đồ chơi "bị ma ám", được tìm thấy ở một biệt thự hơn 150 năm. Con cừu gắn trên bánh xe được đặt tại một nơi và thường được tìm thấy ở một nơi khác. Ảnh: PEI Museum. |
Bảo tàng lịch sử Đức giới thiệu mặt nạ phòng dịch, với kiểu dáng mỏ chim. Mặt nạ này được sử dụng trong thời kỳ bệnh dịch hạch hoành hành tại châu Âu, khoảng thế kỷ 17. Ảnh: DHMBerlin. |
Bảo tàng vũ khí Anh mang tới mặt nạ của đao phủ, được trưng bày tại London. Tuy mang tên "mặt nạ đao phủ", các nghiên cứu cho thấy chiếc mặt nạ sắt này có thể chỉ mang tính hình thức, vì đao phủ tại Anh và châu Âu không mang mặt nạ. Ảnh: Royal Amories. |
Bảo tàng dành cho dòng phim kinh dị Cape Fear mang tới một con búp bê đầy máu me. Theo lời giới thiệu của họ, đây là con búp bê được sử dụng trong show truyền hình American Gothic. Ảnh: Cape Fear Museum. |
Một quả tim cừu được đóng đầy đinh kim loại trong nghi thức giải lời nguyền. Được tìm thấy ở Devon, Anh khoảng đầu thế kỷ 20. Ảnh: profdanhicks. |
Mô hình bàn tay chơi bài, người khai thác mỏ được dựng lên bằng chân và càng cua thời Victorian cuối thế kỷ 19 tại Anh. Ảnh: York Castle Museum. |