Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thái tử Samsung bị bắt và mô hình kinh doanh nhờ đặc quyền

Những mối quan hệ với chính phủ từng giúp tập đoàn này lớn mạnh lại đang phản tác dụng sau bê bối hối lộ quan chức của "thái tử Samsung" Lee Jae Yong.

80 năm trước, không ai nghĩ rằng một người bán buôn ở Daegu, một thành phố công nghiệp ở miền nam Hàn Quốc, lại có ngày trở thành ông chủ của một đế chế khổng lồ về đồ điện tử, đóng tàu, bảo hiểm và nhiều lĩnh vực khác.

samsung va con dao quan he hai luoi anh 1
Samsung ngày nay trở thành đế chế kinh tế lớn nhất Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Koji Uema.

Lee Byung Chull thành lập Công ty thương mại Samsung, tiền thân của Samsung ngày nay, vào năm 1938 khi mới 29 tuổi. Công ty khởi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hoa quả và cá khô sang Manchuria và Trung Quốc.

Sau chiến tranh Triều Tiên, công ty mở rộng thêm sang lĩnh vực sản xuất đường, ra mắt công ty con CheilJedang năm 1953, sử dụng dây chuyền máy móc nhập từ một công ty Nhật Bản tên Tanaka. CheilJedang tách ra khỏi Samsung trong những năm 90 và trở thành tập đoàn khổng lồ về thực phẩm của Hàn Quốc mang tên CJ.

Những nhà nghiên cứu đánh giá Lee là một doanh nhân thuộc tuýp cẩn trọng. "Ông kiểm tra tất cả mọi yếu tố liên quan trước khi thực hiện điều gì đó. Ông chỉ bước qua bậc đá sau khi nhìn thấy người khác đã bước qua an toàn", Chung Kyu Woong, một nhà báo đã nghỉ hưu, tác giả của cuốn "Những sự thật mất lòng về gia đình Samsung", xuất bản năm 2012.

samsung va con dao quan he hai luoi anh 2
Cây gia đình dòng họ Lee, chủ sở hữu tập đoàn Samsung. Đồ họa: Ngô Minh.

Thời điểm bước ngoặt của Samsung đến vào đầu thập niên 60 khi tướng Park Chung Hee, cha đẻ của tổng thống Hàn Quốc vừa bị luận tội trong vụ bê bối chính trị Park Geun Hye, chiếm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự.

Vị tướng trẻ cần nguồn tài chính để bảo vệ quyền lực, và Samsung khi đó cũng khao khát những đặc quyền mà chỉ chính quyền độc tài bấy giờ mới có thể ban phát. Cái bắt tay này đã đánh dấu sự khởi đầu của mối quan hệ lâu năm giữa Samsung và giới tinh hoa chính trị Hàn Quốc.

Tuy nhiên, không phải khi nào mối quan hệ này cũng nồng ấm. Trong tự truyện của mình, Lee đã viết về nỗi niềm của mình khi bị "chèn ép" bởi những người có quyền lực chính trị. Ông cũng từng có ý định trở thành một chính trị gia để thoát khỏi sự phụ thuộc vào chính quyền.

Cuối cùng, ông vẫn không đi theo con đường chính trị mà thành lập một đài truyền hình mang tên TBC và một tờ báo tên JoongAng Ilbo, quyết tâm sử dụng "quyền lực thứ 4" để chống lại những áp lực chính trị.

Tin rằng điện tử sẽ là mũi nhọn phát triển kinh tế tiếp theo, Lee thành lập Samsung Electronics năm 1969. Ngày nay công ty này trở thành chiếc vương miện khảm đá quý của đế chế Samsung.

Những ngày đầu, công ty tập trung sản xuất TV đen trắng giá rẻ, xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Canada. Tuy nhiên, điều khiến công ty điên tử này thành một thế lực toàn cầu lại chính là nhờ tập trung vào công nghệ bán dẫn trong những năm 1980.

Chính trong lĩnh vực này, Lee Kun Hee, người con trai thứ ba của Lee Byung Chull, đã làm nên tên tuổi. Lee Kun Hee đã kiên quyết đề nghị công ty mua lại doanh nghiệp bán dẫn Hàn Quốc, dự đoán chính xác về nhu cầu chất bán dẫn trong tương lai gần sẽ tăng vọt.

Sau cái chết của nhà sáng lập tập đoàn năm 1987, Lee Kun Hee đã lên nắm quyền thay cha mình.

Và giờ lịch sử lại lặp lại, tháng 5/2014, Lee Kun Hee đã phải nhập viện sau một cơn đau tim, để lại đế chế kinh tế lớn nhất Hàn Quốc cho người con trai duy nhất, Lee Jea Yong. Nhà lãnh đạo trẻ vừa tốt nghiệp đại học Harvard, người được chính thức trao cho chức vụ phó chủ tịch Samsung Electronics, đã ra sức tái định hình tập đoàn tập trung vào ba mũi nhọn chính: điện tử, tài chính và dược phẩm.

Tuy nhiên mối quan hệ mật thiết đã giúp đế chế gia đình Lee có được ngày hôm nay lại đang đe dọa đến tương lai của Samsung. Các nhà chức trách Hàn Quốc đã cáo buộc Jea Yong về hành vi hối lộ để đổi lấy đặc quyền từ chính phủ.

Samsung đang đối mặt với thời khắc quan trọng nhất trong lịch sử 80 năm phát triển, tuy nhiên nhiều nhà phân tích lại cho rằng đây là một cơ hội.

"Cuộc khủng hoảng có thể giúp Samsung tái cấu trúc lại bộ máy điều hành và loại bỏ những yếu tố tiêu cực. Tôi tin đây sẽ là một cú hích giúp đẩy cao giá trị của tập đoàn", một nhà phân tích tại một ngân hàng đầu tư toàn cầu giấu tên cho hay.

'Thái tử Samsung': Quyết tâm lớn sau vỏ bọc hòa nhã

Tài năng nhưng kín tiếng, li dị vợ và sống cùng các con ở khu nhà cao cấp tại Seoul là những khía cạnh đời thường của người thừa kế tập đoàn Samsung vừa bị bắt vì đưa hối lộ.




Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm