Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thái Lan sẽ xa rời Trung Quốc để gần Mỹ, theo chân Thủ tướng Mahathir?

Các phe phái chính trị tại Thái Lan có dấu hiệu sẽ sớm định hình lại chính sách đối ngoại, rời khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, hâm nóng lại quan hệ với phương Tây sau tổng tuyển cử.

Vài ngày trước tổng tuyển cử, những khẩu hiệu như "Đã đến lúc phải tái cân bằng", "Chúng ta ở quá gần Trung Quốc" hay "Hãy học từ Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia" ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại Thái Lan. Những khẩu hiệu này phản ánh quan điểm phổ biến đòi hỏi định hình lại quan hệ giữa Thái Lan với Trung Quốc của nhiều chính trị gia ủng hộ nền dân chủ cũng như đánh giá của các nhà phân tích.

Mỹ chìa tay với Thái Lan

Từ sau cuộc đảo chính năm 2014 khi tướng Prayuth Chanocha giành lấy quyền lực từ tay cựu thủ tướng Yingluck Sinawatra, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về việc liệu ông Prayuth sẽ xác định vị trí của Thái Lan như thế nào trong cuộc chơi địa chính trị tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Sau cuộc đảo chính, Washington đã hạ cấp hợp tác an ninh với Bangkok, một trong 2 đồng minh có hiệp ước quân sự với Mỹ tại Đông Nam Á. Trong bối cảnh ấy, Thủ tướng Prayuth đưa Thái Lan xích lại gần hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc, với những hợp đồng mua bán vũ khí trị giá hàng trăm triệu USD.

bau cu Thai Lan anh 1
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chanocha gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/10/2017. Ảnh: AFP.

Với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên từ năm 2014 đang đến gần, các nhà phân tích nhận định quan hệ Thái - Trung sẽ phải chuyển hướng, dù ông Prayuth có tiếp tục tại vị hay vai trò thủ tướng sẽ được chuyển giao cho đại diện các đảng phái khác.

"Người ta đang chờ đợi sự bình thường hóa trong quan hệ Mỹ và Thái Lan. Dù đó có là Prayuth hay bất cứ đảng phái nào, điều này chắc chắn sẽ diễn ra", Pongphisoot, chuyên gia quan hệ quốc tế từ Đại học Chulalongkorn, nhận định. Viễn cảnh này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ nối lại các khoản hỗ trợ tài chính về quốc phòng và đào tạo quân sự cho Thái Lan.

Washington đã bắn tín hiệu về việc làm nồng ấm trở lại quan hệ với Bangkok. Hồi đầu tháng 3, Tham tán lâm thời của đại sứ quán Mỹ tại Bangkok Peter Haymond cho biết Mỹ "đang chuẩn bị tích cực" cho việc nối lại các khoản hỗ trợ dành cho Thái Lan.

Đòi hỏi thay đổi

Các đối thủ chính trị của phe quân sự tuyên bố đã đến lúc Thái Lan định hình lại mối quan hệ với phương Tây sau nhiều năm dần rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh. 

Trong khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc không làm dấy lên những tranh cãi chính trị nóng bỏng từng thống trị những cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử trước bỏ phiếu như tại Malaysia hồi năm 2018, nó vẫn nằm trong số những vấn đề đối ngoại quan trọng được các ứng viên sử dụng để tranh thủ lá phiếu cử tri tại Thái Lan.

Thanathorn Juangroongruangkit, lãnh đạo đảng Tương lai phía trước (Future Foward Party) tuyên bố Thái Lan cần học nhiều điều từ Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad.

Không lâu sau chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2018, vị thủ tướng 93 tuổi đã ra lệnh xem xét lại những dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD có liên quan tới Trung Quốc. Kết quả là nhiều đự án đã bị hủy bỏ, trong khi Kuala Lumpur đang đàm phán yêu cầu chủ đầu tư Trung Quốc giảm giá thành dự án đoạn đường sắt dài 688 km ở phía Đông hiện được định giá 13 tỷ USD.

bau cu Thai Lan anh 2
Lãnh đạo đảng Tương lai phía trước Thanathorn Juangroongruangkit. Ảnh: The Nation.

Một trong các dự án mà ông Thanathorn tuyên bố sẽ xem xét lại là công trình đường sắt cao tốc hợp tác giữa Trung Quốc và Thái Lan, đồng thời nhắc lại học từ Malaysia để cảnh báo về nguy cơ từ những dự án làm ăn với Bắc Kinh.

"Chúng ta đã dành quá nhiều cho quan hệ với Trung Quốc. Chúng tôi muốn giảm (sự quan tâm dành cho Trung Quốc) và tăng cường tái cân bằng trong quan hệ hướng tới châu Âu, tới Mỹ, tới Nhật Bản", ông Thanathorn nói.

Thủ tướng Prayuth và các thành viên đảng Palang Pracharat của ông không đưa ra các bình luận về chính sách đối ngoại mà họ sẽ theo đuổi nếu thắng cử. Tuy nhiên, trong bài phát biểu năm 2018, ông Prayuth từng tuyên bố "Trung Quốc là đối tác số 1 của Thái Lan", đồng thời đẩy Mỹ xuống hàng quan trọng thứ 2.

Giáo sư Pavida Pananond từ Đại học Thamassat cho rằng Thủ tướng Prayuth có thể sẽ điều chỉnh chính sách với Bắc Kinh nếu đảng của ông chiến thắng trong cuộc bầu cử tới đây.

"Quan hệ đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng, Thái Lan trên cương vị chủ tịch ASEAN sẽ phải hành xử cẩn trọng để cân bằng quan hệ với hai siêu cường này", giáo sư Pananond nhận định.

Không chỉ chịu tác động từ vấn đề đối ngoại, tình trạng bất bình đẳng thu nhập cũng là một nhân tố buộc chính quyền tương lai phải hành xử cẩn trọng trong quan hệ với Bắc Kinh.

"Những siêu hợp đồng giữa nhà đầu tư Trung Quốc và doanh nghiệp Thái Lan sẽ gây khó chịu cho người dân nếu chúng bị xem là bất bình đẳng", ông Pananond nhận xét.

Bắc Kinh lạc quan

Trong khi đó, các nhà phân tích tại Trung Quốc lại giữ thái độ lạc quan về quan hệ song phương hậu bầu cử. Xu Lipin, chuyên gia từ Viện Khoa học Xã hội Bắc Kinh, cho rằng ông Prayuth nhiều khả năng sẽ tiếp tục cầm quyền.

"Nói về lịch sử, dù cho chính quyền nào nắm quyền lực sau các cuộc đảo chính, quan hệ Thái - Trung chưa từng đổi hướng", Lipin viết trên tờ Thời báo Hoàn cầu hồi tháng 2.

bau cu Thai Lan anh 3
Thái Lan hiện vẫn duy trì quan hệ nồng ấm với Trung Quốc. Ảnh: Shanghai Post.

Nie Wen Juan, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc và Thái Lan không tồn tại các xung đột song phương, đồng thời lại có những trao đổi ở cấp phi chính phủ rất mạnh mẽ. Điều này, cùng với việc chính quyền Mỹ đang có lối hành xử khó đoán định dưới thời Tổng thống Trump, sẽ khiến quan hệ song phương Thái - Trung thậm chí còn khăng khít hơn nữa.

"Sự khó đoán của chính quyền Trump đã khiến các nước Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan, theo đuổi chính sách thận trọng và thực dụng trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc", ông Juan đánh giá.

Nhận xét của giáo sư Juan không phải không có cơ sở. Philippines, đồng minh thân thiết nhất của Mỹ tại Đông Nam Á, đang ngày càng có những động thái xa rời Washington và rơi vào vòng tay của Bắc Kinh. Hôm 5/3, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana tuyên bố muốn xem xét lại hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, bởi không muốn bị kéo vào cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington.

Trong khi đó, những nước láng giềng của Thái Lan như Lào và Campuchia đang ngày càng có quan hệ khăng khít với Trung Quốc, đặc biệt sau khi Bắc Kinh giành những khoản viện trợ tài chính hào phóng trị giá hàng tỷ USD cho hai quốc gia này.

"Tôi tin rằng chính sách với Trung Quốc của Thái Lan ít có khả năng sẽ thay đổi lớn", giáo sư Juan kết luận.

5 năm sau đảo chính, bầu cử sớm bắt đầu ở Thái Lan

Các điểm bỏ phiếu đã mở cửa để cử tri Thái bỏ phiếu sớm cho cuộc bầu cử 24/3. Họ phấn khích về cuộc bầu cử đầu tiên trong 8 năm, vốn đã bị chính quyền quân sự hoãn nhiều lần.

Ứng viên tìm đủ cách thu phiếu bầu trước 'giờ G' bầu cử Thái Lan

Chỉ còn hai tuần nữa, Thái Lan sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Hơn 2.800 ứng viên của 15 đảng đang chạy đua với thời gian.




Ong Trump nhan tin vui lon hinh anh

Ông Trump nhận tin vui lớn

0

Công tố viên đặc biệt Jack Smith sẽ hủy bỏ hai vụ kiện hình sự cấp liên bang chống lại ông Donald Trump. Người phát ngôn của ông Trump gọi đây là chiến thắng lớn cho pháp quyền.

Duy Anh

Theo SCMP

Bạn có thể quan tâm