Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thách thức của phương Tây khi trừng phạt dầu Nga

Các nước G7 đã nhất trí về kế hoạch ấn định mức giá trần đối với dầu của Nga. Nhưng quá trình triển khai còn nhiều thách thức, thậm chí có thể dẫn tới việc phản tác dụng.

CNBC đưa tin hôm 3/9, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire thừa nhận những thách thức trong kế hoạch áp giá trần đối với dầu Nga. Theo ông, nỗ lực này đòi hỏi sự cam kết của nhiều quốc gia trên thế giới.

Hôm 2/9, các nước G7 đã nhất trí về kế hoạch ấn định mức giá trần đối với dầu của Nga. Động thái này nhằm gây áp lực kinh tế lên Moscow để phản đối cuộc chiến ở Ukraine.

Ngoài việc chặn nguồn thu từ dầu mỏ của Nga, ông Le Maire cho rằng nên triển khai kế hoạch này như một "biện pháp chống lại chiến tranh của toàn cầu".

ap gia tran anh 1

Các nước G7 vừa tuyên bố nhất trí về kế hoạch ấn định mức giá trần đối với dầu của Nga. Ảnh: Reuters.

Nhiều thách thức

Ông khẳng định kế hoạch cần được triển khai rộng rãi, thay vì chỉ là một biện pháp của riêng phương Tây.

G7 hy vọng các nước nhập khẩu dầu trên thế giới sẽ tham gia chương trình áp giá trần. Theo đó, những công ty nhập khẩu muốn sử dụng dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển của G7 hoặc Liên minh châu Âu đối với dầu của Nga cần phải tuân thủ giới hạn giá.

Tuy nhiên, G7 - bao gồm Mỹ, Canada, Đức, Italy và Nhật Bản - vẫn chưa đưa ra kế hoạch chi tiết. Ông Le Maire thừa nhận rằng quá trình này "sẽ khá khó khăn".

Dù vậy, kế hoạch này dự kiến được triển khai trước tháng 12. Đây là thời điểm các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với hoạt động nhập khẩu dầu thô Nga qua đường biển bắt đầu có hiệu lực.

Các nước G7 vẫn chưa đưa ra kế hoạch chi tiết về việc áp giá trần. Ảnh: Reuters.
ap gia tran anh 2
ap gia tran anh 2

Các nước G7 vẫn chưa đưa ra kế hoạch chi tiết về việc áp giá trần. Ảnh: Reuters.

"Chúng tôi hiểu rằng cần sự thống nhất từ tất cả 27 quốc gia thành viên nếu muốn bật đèn xanh cho việc triển khai kế hoạch áp giá trần", bộ trưởng tài chính Pháp thừa nhận.

Nhưng trên hết, theo ông Le Maire, kế hoạch này cần sự tham gia của các nền kinh tế lớn khác trên thế giới.

Trước đó, bà Kadri Simson - quan chức phụ trách về năng lượng của EU - đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tham gia kế hoạch áp giá trần. Sau khi Moscow phát động cuộc chiến ở Ukraine, cả hai nước này đều tăng mua dầu Nga để tận dụng mức giá rẻ.

"Nếu muốn các biện pháp trừng phạt đạt hiệu quả, chúng ta cần giảm doanh thu mà Nga thu được từ việc bán dầu và khí đốt", ông Le Maire nhấn mạnh.

Nguy cơ phản tác dụng

Giới quan sát cảnh báo việc áp giá trần thậm chí trở thành một cái gật đầu ngầm đối với dầu Nga. Theo bà Brenda Shaffer, thành viên cấp cao tại Trung tâm Năng lượng Toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương, kế hoạch này đồng nghĩa với việc tuyên bố "dầu Nga hợp pháp và việc mua dầu sẽ không đem lại hậu quả gì".

Điều này thậm chí tăng sức hút cho dầu Nga và đi ngược với mục tiêu ban đầu của phương Tây.

Tuy nhiên, những người ủng hộ cho rằng ngay cả khi các nước lớn không chính thức tham gia liên minh, nguồn thu của Moscow vẫn sẽ giảm xuống. Bởi bên mua sẽ có lợi thế hơn khi đàm phán với Nga.

"Câu trả lời không phải chỉ là có hoặc không. Càng nhiều quốc gia tham gia liên minh, kế hoạch càng phát huy nhiều tác dụng", ông Jason Bordoff - đồng sáng lập Columbia Climate School - bình luận.

Câu trả lời không phải chỉ là có hoặc không. Càng nhiều quốc gia tham gia liên minh, kế hoạch càng phát huy nhiều tác dụng

Ông Jason Bordoff - đồng sáng lập Columbia Climate School

Trước đó, phía Nga cho biết sẽ không bán dầu cho những quốc gia áp dụng giới hạn giá. Sau thông báo của G7 hôm 3/9, tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom đã hoãn mở lại đường ống Nord Stream 1 do phát hiện lỗi trong quá trình bảo trì. Đáng nói, tập đoàn này không công bố thời hạn tái khởi động.

Gazprom cho biết không thể khởi động lại dòng chảy một cách an toàn cho đến khi khắc phục sự cố rò rỉ dầu trong một tuabin quan trọng.

Tuần trước, dòng chảy khí đốt từ Nga sang các quốc gia châu Âu đã bị ngưng tạm thời để bảo trì. Theo kế hoạch, Nord Stream 1 sẽ được hoạt động trở lại vào ngày 3/9.

Moscow cáo buộc các lệnh trừng phạt của phương Tây đã cản trở việc vận hành và bảo trì định kỳ của đường ống. Tuy nhiên, các nước phương Tây cho rằng đây chỉ là một cái cớ và Nga đang "vũ khí hóa" khí đốt để trả đũa.

Ủy viên Kinh tế EU Paolo Gentiloni cho biết khối đã "sẵn sàng để đối phó" với quyết định chặn hoàn toàn nguồn cung khí đốt của Nga cho khu vực.

Bài liên quan

Châu Âu điêu đứng vì giá điện tăng vọt

Châu Âu điêu đứng vì giá điện tăng vọt

Nỗi lo ngại về một cuộc suy thoái ngày càng phình to tại châu Âu khi giá điện liên tục lập đỉnh. Một số doanh nghiệp thậm chí lo ngại sẽ phải dừng hoạt động trong mùa đông.

Giá dầu thế giới cao nhất một tháng

Giá dầu thế giới cao nhất một tháng

Theo giới chuyên gia, giá dầu đang trong xu hướng giảm, nhưng những rủi ro từ phía nguồn cung vẫn rất lớn. Hai trong số đó là đụng độ ở Libya và khả năng OPEC+ giảm sản lượng.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm