Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thách thức của phương Tây khi giải quyết khủng hoảng Ukraine

Đức và Mỹ là 2 quốc gia đứng đầu vạch chính sách cho phương Tây giải quyết khủng hoảng Nga - Ukraine. Đây còn là thách thức lớn nhất trong quan hệ hợp tác an ninh Mỹ - châu Âu.

Mỹ và Đức là hai quốc gia đi đầu vạch định chính sách giải quyết cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.
Mỹ và Đức là hai quốc gia đi đầu vạch định chính sách giải quyết cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.

Theo National Interest, chiến lược chính trong chính sách an ninh của phương Tây hiện nay là hỗ trợ Ukraine và gây áp lực buộc Moscow ngừng ngay những hành động làm phức tạp thêm tình hình đồng thời để ngỏ cánh cửa đối thoại với Nga. 

Việc phương Tây đồng tình và thống nhất cách giải quyết những thách thức an ninh tại Ukraine là điều vô cùng cần thiết song chuyện này lại không dễ gì đạt được. Điều này được thể hiện qua thái độ thụ động của Ukraine khiến nhu cầu tăng nguồn viện trợ để cứu vớt nền kinh tế đang xuống dốc trầm trọng càng trở nên cấp thiết. Ngoài ra, khả năng Mỹ sẽ cung cấp các loại vũ khí sát thương cho Ukraine. Trong khi, các quốc gia phương Tây sẽ phải lựa chọn hoặc thúc đẩy mạnh mẽ những lợi ích kinh tế tại Nga hoặc để Nga mở rộng sự công kích. 

Những cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình tại Ukraine cũng như hành động sáp nhập bán đảo Crimea đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phương Tây. Điển hình, Thủ tướng Đức Angela Merkel là một trong những chính trị gia đi đầu trong những nỗ lực của phương Tây nhằm bảo vệ an ninh châu Âu. Điển hình, trong hơn 30 cuộc họp và điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, bà Merkel đều nhấn mạnh rằng các hành động của Moscow đang đe dọa tới "trật tự thế giới hòa bình và vi phạm luật pháp quốc tế". 

Thậm chí, không tỏ thái độ mập mờ như những đối tác khác trong khối NATO, bà Merkel còn "bật đèn xanh" cho rằng phương Tây sẵn sàng đối đầu với Nga. Ngay tại cuộc họp của Quốc hội Đức (Bundestag), bà Merkel còn kêu gọi "duy trì sức mạnh để vượt qua khủng hoảng". Bà Merkel cho hay các biện pháp trừng phạt kinh tế áp dụng với Nga là điều "không thể tránh khỏi" và thậm chí Đức "không có ý định tìm kiếm một giải pháp ngoại giao". Kết quả cuộc điều tra dư luận Politbarometer của kênh truyền hình Đức ZDF hồi tuần trước còn cho thấy quan điểm của Thủ tướng Merkel đang được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân Đức. 

Tuy nhiên, thông qua các kênh khác nhau, phương Tây vẫn đang tìm kiếm cơ hội đối thoại với Kremlin và những nỗ lực vẫn đang được thi hành. Nga cũng đang làm khó thái độ cư xử của phương Tây khi mà những cuộc triển khai quân sự của Moscow tới nhiều khu vực trên thế giới trong thời gian gần đây, đều nhằm mục đích thúc đẩy an ninh chứ không như lời cáo buộc của phương Tây về sự xâm lược hay phá vỡ luật pháp quốc tế. 

Thứ nhất là vấn đề nguồn viện trợ tài chính cho Ukraine. Theo National Interest, không giống như Mỹ, châu Âu được đánh giá là nhà tài trợ vô cùng phóng khoáng. Trong khi đó, nền kinh tế Ukraine được dự báo sẽ bị sụp đổ trong vào tháng tới nếu như nỗ lực cải cách và tăng cường viện trợ không được gấp rút triển khai. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo mới của Ukraine lại chưa đưa ra bất cứ lời cam kết chắc chắn nào về việc cải cách nền nông nghiệp, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và giảm quy mô chính phủ cồng kềnh cũng như tạo thêm động lực tăng trưởng kinh tế. 

Ukraine tố phe nổi dậy vi phạm lệnh ngừng bắn

Quân đội Ukraine ngày 3/12 đã lên tiếng cáo buộc phe ly khai ở nước này vi phạm lệnh ngừng bắn tại khu vực sân bay Donetsk hiện do lực lượng ly khai kiểm soát.

Nga đồng ý bán khí đốt cho Ukraine tới mùa xuân năm sau.
Nga đồng ý bán khí đốt cho Ukraine tới mùa xuân năm sau.
Mặc dù, Nga và Ukraine đã ký kết một thỏa thuận mua bán khí đốt do EU làm trung gian. Song, thỏa thuận này sẽ chỉ có hiệu lực tới mùa xuân năm sau. Trong khi đó, chính phủ Ukraine vẫn chưa có giải pháp làm giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ của người dân trong bối cảnh nhu cầu sử dụng vẫn ngày một tăng cao. Hiện nay, mức trợ giá đối với mặt hàng khí đốt tại Urkaine đang chiếm hơn 7% GDP của nước này. Ngoài ra, việc trì hoãn tới 6 tuần để thành lập một chính phủ mới tại Kiev cũng gây ra tâm lý hoang mang.  

Thách thức thứ hai là các lệnh trừng phạt vốn gây ảnh hưởng tới mối quan hệ kinh tế giữa châu Âu và Nga có thể lan sang cả phương Tây. Khi mà các lệnh trừng phạt chống lại Nga của EU sẽ hết hiệu lực trong năm tới thì Italy cũng như một số thành viên tại miền nam và tây trong khối đang có ý định phản đối việc tăng cường áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Moscow. 

Trong khi lâu nay, Anh thể hiện quyết tâm ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga một cách mạnh mẽ bất chấp khả năng ảnh hưởng tới lợi ich của các nền kinh tế.  Thì trái lại, sau một thời gian do dự, Paris lại đang có những dấu hiệu hủy bỏ kế hoạch hoãn chuyển giao tàu chiến cho Nga sau những cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine. 

Tuy nhiên, hôm 1/12, trong cuộc điện đàm về mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ - EU, Tổng thống Obama và tân chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã đồng thuận rằng "các lệnh trừng phạt chống lại Nga không thể bị gỡ bỏ cho tới khi Moscow đáp ứng những cam kết nằm trong thỏa thuận Minsk". 

Thứ ba, vấn đề hỗ trợ quân sự cho Ukraine cũng sẽ là bài toán thử thách tính nhất quán của phương Tây. Theo đó, đảng Cộng hòa nắm quyền điều hành Thượng viện Mỹ, sẽ gây sức ép buộc Tổng thống Obama từ bỏ việc phản đối cung cấp các loại vũ khí sát thương cho Ukraine. Ngoài ra, một số quốc gia thành viên NATO như Lithuania và Ba Lan cũng sẽ viện trợ vũ khí cho Ukraine. Một số quốc gia cho rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ giúp ngăn chặn hành động xâm lược từ Nga nhưng một số đồng minh phương Tây lại có quan điểm ngược lại. 

Khả năng Mỹ sẽ cung cấp vũ khí sát thương cho quân chính phủ Ukraine.
Khả năng Mỹ sẽ cung cấp vũ khí sát thương cho quân chính phủ Ukraine.

Putin: Nga sẽ không cúi đầu trước sức ép phương Tây

Phát biểu tại bài diễn văn thường niên, Tổng thống Nga cho rằng, khủng hoảng ở Ukraine có thể được giải quyết thông qua một cuộc đối thoại trong khuôn khổ hợp pháp.

Bên cạnh đó, hành động Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Kiev gia nhập NATO sẽ gây thất vọng đối với nhiều quốc gia phương Tây. Họ cho rằng Urkaine sẽ xao nhãng nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là xây dựng năng lực quân sự và tăng trưởng kinh tế.  

Điều thứ tư là bất cứ hành động mở rộng nào của Nga cũng sẽ ảnh hưởng tới tính thống nhất của phương Tây. Nga sẽ tìm cách giành được cảng Mariupol trên biển Azov, hoặc thậm chí, xây một cây cầu nối tới bán đảo Crimea dọc theo khu vực phía tây biển Azov. 

Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến Moscow nhận thêm lệnh trừng phạt tăng cường từ phương Tây, đẩy nền kinh tế Nga vốn rơi vào vòng suy thoái do giá dầu giảm, đồng ruble mất giá và Tổng thống Putin hủy bỏ dự án Dòng chảy phương Nam, lại càng khó khăn hơn. Ngoài ra, hành động Nga mở rộng khiêu chiến sẽ thúc đẩy châu Âu và Mỹ tăng cường sự hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine. Tuy nhiên, trong thời gian tới, một số quốc gia ở Nam và Trung Âu sẽ chủ trương ký kết các thỏa thuận riêng với Nga bất chấp giới lãnh đạo Ukraine phản đối. 

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn được ký kết tại Minsk hôm 5/9, các cuộc giao tranh vẫn xảy ra tại miền đông Ukraine.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn được ký kết tại Minsk hôm 5/9, các cuộc giao tranh vẫn xảy ra tại miền đông Ukraine.
Cuối cùng, chính các quốc gia phương Tây cũng đang có những quan điểm khác nhau về các cuộc đàm phán khi muốn giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine hiện nay. Một số quốc gia cho rằng bất cứ thỏa thuận nào được đưa ra cũng sẽ là "nhân nhượng" với Nga nếu như Moscow không chịu rút quân, ngừng hỗ trợ cho phe ly khai miền đông Ukraine và tái diễn kịch bản sáp nhập Crimea. 

Song, một số quốc gia lại hy vọng một giải pháp chính trị "thực tế" sẽ đạt được thông qua các cuộc đàm phán do Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu chủ trì. Tuy nhiên, ngay cả thỏa thuận ngừng bắn Minsk được các bên liên quan trong cuộc chiến tại miền đông Ukraine ký kết hôm 5/9, cũng không được thi hành một cách đầy đủ và các bên vẫn thường xuyên cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận này. 

Do đó, cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine đang trở thành thách thức lớn nhất trong mối quan hệ hợp tác an ninh giữa Mỹ và châu Âu kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. khối Đại Tây Dương đàng cần một đường lối lãnh đạo chung để phản ứng trước nỗ lực nhằm phá bỏ cấu trúc an ninh châu Âu của Nga. 

Kissinger và 'Trật tự thế giới'

Thế giới dường như đang hỗn loạn hơn: khủng bố xuyên quốc gia, nhiều khu vực dường như không có chính phủ, trong khi có những quốc gia như một thực thể đang bị đe dọa.

http://infonet.vn/5-thach-thuc-phuong-tay-vap-phai-khi-giai-quyet-khung-hoang-ukraine-post153086.info

Theo Minh Thu/Infonet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm