Những diễn biến tiếp theo của bộ phim về xóm chợ nghèo nơi gầm cầu tiếp tục được khán giả chú ý. Trong tập mới nhất, lên sóng vào tối 1/5, bà Tình (NSƯT Thanh Quý) quyết định xa Luyến (Thanh Hương), không còn sống chung. Vì vẫn giận và không biết phải đối diện với mẹ chồng như thế nào, Luyến cũng không giữ.
Điền (Tô Dũng) trở lại xóm chợ sau khi mẹ qua đời. Anh gặp bà Tình xin lỗi và trả lại 1 chỉ vàng từng lấy trộm trong lúc túng quẫn. Lưu (NSƯT Hoàng Hải) cũng bỏ qua lỗi lầm cho Điền, đồng thời cho Điền khất nợ. Lưu khoe với Điền con trai Thạch (Việt Hoàng) đang làm thêm ở một quán cà phê, rồi họ cùng nhau đến thăm.
Lưu tức giận vì con trai quỳ gối trước người lạ
Tại đây, tình huống trớ trêu xảy ra và đó cũng là phân cảnh khiến khán giả tranh luận. Một người bạn do hậm hực với Thạch từ lâu đã dàn cảnh để nhằm mục đích làm xấu mặt Thạch. Ban đầu, khách mè nheo yêu cầu đổi cốc nước cam. Sau đó, Thạch bị ngáng chân, làm đổ cốc nước lên người khách nữ. Đôi nam nữ liên tục mắng xối xả và bắt Thạch phải quỳ gối xin lỗi. Nga (Quỳnh Đan) - bạn học của Thạch - lúc này cũng có mặt và can thiệp, nói rằng sẽ bù tiền đồ uống. Người đàn ông vẫn hung hăng chỉ tay: "Mày đứng ra chỗ khác. Thằng này quỳ xuống xin lỗi bạn gái tao".
Bất ngờ là sau đó Thạch quỳ thật và được Nga kéo đứng lên. Đứng quan sát từ đầu và không thể kiềm chế tức giận, Lưu lập tức lao vào bảo vệ con trai, dọa đánh người đàn ông. Lúc này, Thạch quỳ gối một lần nữa. Lưu quát: "Đứng thẳng lên, mày để chúng nó đè đầu cưỡi cổ thế à. Tao bốc vác cực khổ để mày đến đây nhục nhã thế này hả con".
Khi Lưu định dùng mũ bảo hiểm ném vào tên kia, Thạch nói lớn: "Bố, con xin bố đấy. Bố bỏ thói giang hồ chợ búa đi. Đây là chỗ con làm việc, có bạn bè của con nữa. Bố đừng làm con xấu hổ".
Câu nói của Thạch khiến Lưu sững người, xót xa quay lưng bỏ đi: "Chú xin lỗi các cháu, chú với thằng này chẳng bố con gì đâu. Các cháu đừng hiểu lầm".
Tình huống ở quán cà phê khiến Lưu và con trai xảy ra cãi vã. |
Sau phân cảnh này, nhân vật Thạch bị chỉ trích vì thái độ với bố, không dám nhận người cha làm nghề cửu vạn. Thạch sẵn sàng quỳ gối một cách vô lý trước người lạ, nhưng lại thấy xấu hổ vì cha mình. Lâu nay, Thạch vẫn giấu giếm gia cảnh, chưa từng nói về cha mẹ dù Nga từng hỏi. Trong một lần khác, khi bố mang đồ ăn đến cổng trường, bị bạn nhìn thấy, Thạch cũng không dám nhận, mà lảng tránh.
Trong khi đó, đối với Lưu, cậu con trai học giỏi và đẹp trai luôn là niềm tự hào, ngôi sao hy vọng. Theo nhiều ý kiến, việc Lưu định đánh người là sai, Thạch có quyền ngăn cản nhưng cũng không nên quá lời với bố mình.
"Quỳ xuống vì một cái lỗi không đáng, mà lại xấu hổ vì hành động của bố, nói bố là chợ búa. Thạch sai rồi", "Thạch học giỏi mà thiếu bản lĩnh quá", "Xem cảnh này thương cả bố lẫn con", "Quát bố thế là không được rồi"... là những bình luận từ người xem.
Ý kiến trái chiều từ khán giả
Ngoài ra, tình huống này tạo ra tranh cãi, bị cho là chưa thuyết phục. Việc Thạch mặc cảm hoàn cảnh gia đình nghèo, ngại nhắc đến bố có thể hiểu được. Hoặc cách Lưu cư xử hung hăng, thô lỗ khi thấy con bị ức hiếp cũng thực tế. Nhưng chi tiết cậu sinh viên chấp nhận quỳ gối bị nhận xét gượng ép, vô lý. Bởi một người có hiểu biết, tri thức sẽ không dễ dàng bị bắt nạt, ức hiếp đến như thế, dù trong hoàn cảnh nào.
"Tình huống này lố. Thời buổi nào rồi mà còn bắt người ta quỳ chỉ vì vô tình làm đổ cốc nước cam lên người. Xem thấy giống các tiểu phẩm cố ý dàn dựng trên mạng, rất gượng ép", một khán giả chia sẻ. Người khác có chung quan điểm: "Biên kịch có vẻ hết ý tưởng. Một người tính cách tự cao như Thạch sẽ không dễ quỳ đến thế. Cậu ta đã nói xin lỗi rồi mà. Công việc chạy bàn ở quán cà phê cũng không hiếm hoi đến mức Thạch quá sợ mất việc mà phải quỳ. Biên kịch đã biến một sinh viên ưu tú thành kẻ khù khờ trong chi tiết này".
Thêm nữa, ở phân cảnh này, khi diễn xuất bên cạnh NSƯT Hoàng Hải, diễn viên trẻ Việt Hoàng cũng thể hiện cảm xúc chưa tới, chỉ dừng ở mức tròn vai. Anh còn hạn chế ở biểu cảm gương mặt cũng như diễn cảnh khóc. Theo diễn biến tập sắp tới, Thạch phát hiện bị bạn chơi xấu và đã cảnh cáo. Nhưng người bạn này vẫn tiếp tục khiêu khích: “Này, định cậy ông bố cửu vạn một ngày vác mấy tấn hoa quả của mày đấy à. Gọi bố của mày đến đây cho mọi người biết dung nhan chứ, 5 giây thôi, tao trả luôn 5 ngày công cửu vạn”.
Về phần Lưu, anh vẫn chưa nguôi giận con trai khi cay đắng nói với Điền: “Cái lớp người dưới đáy xã hội như tao với mày, sĩ diện chỉ là cái thứ mà mình tự nghĩ ra cho sang, cho đỡ tủi thôi mày ạ”.
Bài học về sự trưởng thành từ trong gian khó
Tro tàn của Angela là cuốn hồi ký của tác giả người Mỹ gốc Ireland - Frank McCourt, đoạt giải Pulitzer 1997. Câu chuyện kể về thời thơ ấu của tác giả ở Brooklyn, New York, Mỹ nhưng chủ yếu tập trung vào những năm tháng gia đình ông chuyển về quê mẹ sống ở khu ổ chuột Limerick, Ireland.
Tuổi thơ của McCourt là những ngày dài sống trong cảnh nghèo túng, bệnh tật, rác rưởi và thiếu thốn. Sự nghèo đói đeo đuổi lại thêm một người cha nghiện rượu khiến cho gia đình họ phải đi ăn xin từng bữa, nhặt nhạnh mọi thứ.