Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

TGĐ Nestlé: ‘Chúng tôi thành công nhờ tạo ra giá trị cho xã hội’

Theo ông Binu Jacob, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì hướng đến lợi nhuận cao là chưa đủ, cần ưu tiên cả mục tiêu hỗ trợ đối tác, cộng đồng.

Theo ông Binu Jacob, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì hướng đến lợi nhuận cao là chưa đủ. Họ cần ưu tiên cả mục tiêu hỗ trợ đối tác, cộng đồng ở nơi đang triển khai hoạt động kinh doanh.

Trong khi nhiều doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường do chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, Nestlé Việt Nam lại làm điều khác biệt: Dành hàng chục tỷ đồng hỗ trợ đơn vị tuyến đầu chống dịch, người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ; truyền cảm hứng “luôn khỏe, luôn tích cực” tới cộng đồng. Hoạt động này là một trong những chiến lược phát triển bền vững của Nestlé, nhằm tạo ra giá trị chung lúc thuận lợi cũng như khó khăn.

Theo khảo sát của PwC, 85% lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến doanh thu/lợi nhuận năm nay sụt giảm vì ảnh hưởng của đại dịch. Trong khi đó, báo cáo từ Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệpchỉ ra 7.267 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vào tháng 4, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019.

“Cú sốc” mang tên Covid-19 tác động đến hầu hết lĩnh vực của đời sống, buộc các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức lớn, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh vốn có tiềm lực tài chính hạn chế, dòng vốn lưu động yếu bị thiếu hụt nguồn thu, phải chi trả phí thuê mặt bằng, nhân công, duy trì hoạt động bộ máy, tích trữ nguyên liệu…

Chuỗi hủ tiếu bò viên Chú Tư Già của bà Lê Thị Mỹ Hạnh là một trong những hộ kinh doanh chịu ảnh hưởng xấu bởi Covid-19. Từ 500-600 tô hủ tiếu bán ra mỗi ngày trước dịch, nhân viên phục vụ không xuể vào giờ cao điểm nghỉ trưa, tan tầm, nay con số này giảm còn 1/3, một mình bà Hạnh vừa đứng quầy, vừa phục vụ với hy vọng cầm cự được qua giai đoạn khó khăn.

Một ví dụ khác là trường hợp của chị Nguyễn Thị Nguyên. Là quản lý canteen Đại học An ninh nhân dân TP.HCM, toàn bộ nguồn thu phụ thuộc vào sinh viên, giảng viên trong trường nên khi quy định giãn cách xã hội chính thức áp dụng, chị Nguyên chỉ biết chờ đợi đến khi tình hình khá hơn và mọi thứ trở lại bình thường.

Tuy nhiên ở góc nhìn khác, ông Binu Jacob - Tổng giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam - tỏ ra lạc quan hơn. Vị lãnh đạo này nhận định các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.

SME cũng là nhóm tạo ra công ăn việc làm, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Họ nhận sự hỗ trợ từ chính sách, dự luật thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh. Thêm vào đó, hệ sinh thái khởi nghiệp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng startup Việt. Tổng hòa lợi thế hiện hữu, các doanh nghiệp có thể thích ứng linh hoạt với biến động thị trường. Chính vì vậy, đại dịch có thể được xem như bài kiểm tra sàng lọc những doanh nghiệp ứng biến tốt trước thay đổi bất ngờ.

Có doanh nghiệp chuyển từ kinh doanh mặt hàng quần áo sang khẩu trang lúc dịch chạm đỉnh. Người khác chọn cung cấp gel rửa tay khô, ra mắt xà phòng rửa tay mới có tác dụng diệt khuẩn tốt hơn. Ứng dụng công nghệ lại chọn cách tích hợp thêm dịch vụ đi chợ hộ, phục vụ khách hàng hạn chế tiếp xúc nơi đông người… Có thể thấy, không ít nhà kinh doanh đã thấy “cơ” trong “nguy” giữa đại dịch.

“Khủng hoảng mang đến nhiều khó khăn, nhưng đồng thời là chất xúc tác thúc đẩy doanh nghiệp gia tốc. Dịch bệnh thay đổi hành vi tiêu dùng, tạo ra nhu cầu mới. Đây là cơ hội quý giá cho doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, đáp ứng nhu cầu để thúc đẩy tăng trưởng”, ông Binu Jacob giải thích.

Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam hiểu rõ nhà hàng nhỏ, quán ăn đường phố, canteen trường… là một phần kết cấu cộng đồng nơi tập đoàn làm việc. Muốn phát triển bền vững, tập đoàn cần thúc đẩy sự phát triển của những đối tác này, chia sẻ khó khăn cùng vượt qua biến động.

Cơ hội trong khủng hoảng là có thật, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nhìn thấy. Trong khi phần lớn đơn vị báo thua lỗ, tạm đóng cửa, Nestlé lội ngược dòng xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và bắt tay vào triển khai từ giữa tháng 5.

Hơn 20.000 đối tác nhận hỗ trợ 1,8 triệu sản phẩm của Nestlé như Milo, Maggi, Nescafé, Nestea, La Vie với tổng giá trị khoảng 22 tỷ đã tạo dấu ấn lớn cho chiến dịch. Dù vậy, số lượng đối tác hay sản phẩm hỗ trợ không phải đích đến cuối cùng của tập đoàn hàng tiêu dùng đến từ Thuỵ Sĩ. Mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp cho tương lai khoẻ mạnh hơn được ông Binu Jacob nhắc lại nhiều lần, như để nhấn mạnh ý nghĩa đích thực của chuỗi hoạt động này.

Nestle Viet Nam anh 1

Để chiến dịch tiếp cận đúng đối tượng và đem lại hiệu quả cao nhất, tập đoàn xây dựng quy trình bài bản với sự hỗ trợ của phần mềm công nghệ thông tin, nhân viên thị trường. Từ đó, các chương trình khuyến mại, khâu phân phối, giao sản phẩm được triển khai phù hợp với từng nhóm đối tượng.

“Chúng tôi khuyến khích, hỗ trợ khách hàng nhỏ dễ bị tổn thương vượt qua thách thức trước mắt, nắm bắt các cơ hội mới và tiếp tục kinh doanh mạnh mẽ hơn. Khi nhận hỗ trợ, các doanh nghiệp đều hào hứng, sẵn sàng cho bước tiến khôi phục sau đại dịch”, ông Binu Jacob nhớ lại.

Khu canteen vốn yên ắng vì số sinh viên giảm hơn phân nửa của chị Nguyễn Thị Nguyên bỗng nhộn nhịp hơn hẳn bởi những bước chân của nhân viên Nestlé. Thùng sữa Milo chị nhận được là nguồn động viên trong ngày mở cửa đón sinh viên trở lại trường sau giãn cách xã hội.

Gương mặt thoáng nét buồn của bà Hạnh cũng vui trở lại khi nhận những chai nước tương Maggi - gia vị không thể thiếu giúp thực khách thưởng thức tô hủ tiếu tròn vị suốt nhiều năm qua. “Món quà dù lớn, dù nhỏ đều rất đáng quý trong giai đoạn khó khăn này. Tôi rất cảm ơn Nestlé vì nguồn hỗ trợ thiết thực”, chủ chuỗi hủ tiếu bò viên Chú Tư Già nghẹn ngào.

“Tại Nestlé, chúng tôi tin rằng thành công dài hạn chỉ được tạo ra bằng cách mang lại giá trị cho cả cổ đông và xã hội. Các hoạt động, sản phẩm của chúng tôi tạo sự khác biệt tích cực, góp phần vào thành công liên tục của tập đoàn. Động lực phát triển của chúng tôi đến từ sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp cho tương lai khỏe mạnh hơn”, ông Binu Jacob cho biết.

Hiện thực hoá mục tiêu này, tập đoàn hỗ trợ tuyến đầu chống dịch với sản phẩm của mình, khẩu trang y tế trị giá 12 tỷ đồng. Nestlé cũng phát động chương trình “luôn khỏe luôn tích cực”, khuyến khích cộng đồng địa phương áp dụng thói quen thích cực và lối sống lành mạnh. Hãng nỗ lực tương tác với người tiêu dùng thông qua các hoạt động, sáng kiến ​​khác nhau. Điển hình, nhãn Milo với chương trình “Ở nhà nhưng đừng ở yên” truyền năng lượng, hứng khởi đến trẻ nhỏ tập luyện thể thao tại nhà qua các video hướng dẫn vovinam và thể dục nhịp điệu. Maggi lại giới thiệu nhiều công thức nấu ăn ngon miệng, tốt cho sức khỏe qua “Cơm nhà ngon khỏe”. Với chương trình “Trở thành Barista tại nhà”, Nescafé góp phần biến thời gian giãn cách xã hội thành những khoảnh khắc thú vị. Milo tiếp năng lượng cho trẻ quay lại trường học với 2 triệu hộp phát miễn phí.

Với kinh nghiệm điều hành công ty có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua nhiều thách thức, khủng hoảng, tổng giám đốc Nestlé Việt Nam nhận định còn quá sớm để dự đoán thời điểm mọi hoạt động trở lại bình thường.

Vị lãnh đạo cho rằng muốn tồn tại trong tình trạng dịch bệnh có nguy cơ diễn biến phức tạp, làm quen trạng thái bình thường mới, các doanh nghiệp nên ưu tiên dòng tiền thay vì lợi nhuận, tập trung vào tính linh hoạt, khả năng thích ứng so với hiệu quả. Đồng thời, việc theo đuổi cơ hội mới, tập trung vào số hóa đóng vai trò then chốt. Dù quyết định cắt giảm luôn mang đến thách thức lớn, doanh nghiệp buộc đặt ra thứ tự mục tiêu ưu tiên. Đặc biệt, con người vẫn ở trung tâm của mọi sự phát triển, mức độ phục hồi sau khủng hoảng phụ thuộc lớn vào cách công ty truyền cảm hứng cho nhân viên nhằm tạo ra thay đổi, tinh thần tích cực và luôn trong tâm thế “tôi có thể”.

Đại diện tập đoàn Thuỵ Sĩ cho biết doanh nghiệp này sẽ tập trung khía cạnh niềm tin cá nhân, gia đình đặt vào sản phẩm, thương hiệu. Điều này phản ánh mọi thứ doanh nghiệp làm, bao gồm hỗ trợ người dùng sống khỏe mạnh, cải thiện chất lượng sống và phấn đấu không tác động đến môi trường.

Một lần nữa, ông Binu Jacob nhấn mạnh việc tạo ra giá trị chung (CSV - creating shared value) là nền móng vững chắc đảm bảo tạo ra giá trị lâu dài cho cổ đông và xã hội. Các doanh nghiệp chia sẻ với cộng đồng đồng thời chứng minh sự phát triển bền vững của mình.

Giang Di Linh

Đồ hoạ: Xuân Tùng

Bình luận

Bạn có thể quan tâm