Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tên lửa kỷ lục hoạt động liên tục suốt 5 năm

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thử nghiệm thành công loại tên lửa đẩy ion, với khả năng hoạt động liên tục trong 5 năm rưỡi, vượt qua kỷ lục của mọi loại tên lửa từng được chế tạo trước đó.

Tên lửa kỷ lục hoạt động liên tục suốt 5 năm

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thử nghiệm thành công loại tên lửa đẩy ion, với khả năng hoạt động liên tục trong 5 năm rưỡi, vượt qua kỷ lục của mọi loại tên lửa từng được chế tạo trước đó.

Với khả năng hoạt động hoàn hảo suốt hơn 5 năm, động cơ đẩy thế hệ mới của NASA hứa hẹn tạo ra đột phá cho các sứ mệnh chinh phục không gian của nhân loại, với những chuyến tàu vũ trụ đủ sức vươn xa trong thái dương hệ hay tiếp cận những khu vực con người chưa từng ghi dấu của dải ngân hà.

Động cơ điện đẩy thế hệ mới của NASA.

Theo đó, động cơ đẩy sử dụng năng lượng điện, có thể được cung cấp từ các tấm pin mặt trời, sẽ giúp thiết bị nghiên cứu lang thang nhiều năm liên tục trong khoảng không vũ trụ. Bước tiến này giúp động cơ đẩy sử dụng điện thế hệ mới trở thành giải pháp hoàn hảo để đưa con người tiến sâu vào không gian bao la.

Đặc biệt, động cơ điện đẩy thế hệ mới còn có khả năng đưa phi thuyền lao đi với vận tốc 140.000 km/h trong không gian chỉ với  nguồn năng lượng từ các tấm pin mặt trời. Đây được xem là một cải tiến đáng kể về hiệu suất nếu so sánh giữa động cơ đẩy sử dụng điện thế hệ mới và động cơ sử dụng nhiên liệu hóa học thông thường.

Hoạt động liên tục trong 48.000 giờ đưa động cơ đẩy thế hệ mới vượt mặt các đàn anh từng được chế tạo.

Các chuyên gia NASA cho biết, dù đang hoạt động rất hoàn hảo trong phòng chân không ở Trung tâm nghiên cứu Glenn nhưng thử nghiệm loại động cơ mới sẽ kết thúc trong cuối tháng này, với đánh giá không thể tốt hơn về khả năng ưu việt của nó. Đủ điều kiện để áp dụng vào thực tế, động cơ điện đẩy thế hệ mới hứa hẹn tạo ra bước tiến nhảy vọt của con người trong tham vọng chinh phục khoảng không vũ trụ.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm