Một cuộc tuần hành nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2020 tại Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters. |
Đạo luật, được thông qua với 185 phiếu thuận và 154 phiếu chống, hướng tới mục tiêu phá bỏ sự “kiêng kỵ” khi nói về chủ đề trên, chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố.
Có khá ít quốc gia - như Nhật Bản, Indonesia và Zambia - cho phép phụ nữ nghỉ kinh nguyệt có hưởng lương. Tây Ban Nha là nước châu Âu đầu tiên chấp thuận chính sách này. Trước đó, chính sách tương tự đã được đưa ra trước Quốc hội Italy, nhưng không được thông qua, theo AP.
“Đây là ngày lịch sử với sự tiến bộ của phụ nữ”, Bộ trưởng Bình đẳng Tây Ban Nha Irene Montero viết trên Twitter ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu.
Theo luật mới, người lao động bị đau trong kỳ kinh nguyệt có thể nghỉ trong khoảng thời gian không hạn chế, miễn là cần thiết. Dù vậy, họ sẽ cần được bác sĩ chấp thuận - giống như nghỉ vì các lý do sức khỏe khác. Hệ thống bảo hiểm xã hội - thay vì doanh nghiệp - sẽ trả lương cho người lao động vào ngày nghỉ.
Theo Hội đồng Sản phụ khoa Tây Ban Nha, khoảng một phần ba phụ nữ bị đau dữ dội trong những ngày kinh nguyệt.
Bất chấp ý nghĩa với sức khỏe nữ giới, luật về quyền nghỉ kinh nguyệt đã gây ra tranh luận gay gắt, cả trong giới chính trị lẫn trong các công đoàn tại Tây Ban Nha.
Tổng Liên đoàn Lao động Tây Ban Nha (UGT) - một trong những công đoàn có sức ảnh hưởng lớn nhất - cảnh báo đạo luật này có thể khiến phụ nữ gặp khó khăn hơn ở nơi làm việc, cũng như khiến giới doanh nghiệp ưu tiên tuyển nam giới hơn.
Bản sắc Liên minh châu Âu
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Bản sắc cộng đồng của liên minh Châu Âu những vấn đề lý luận và thực tiễn". Cuốn sách tập trung nghiên cứu bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát triển của EU nhằm làm rõ khái niệm bản sắc cộng đồng mới, bản sắc khu vực và đánh giá thực tế vai trò của một bản sắc chung trong tiến trình hội nhập khu vực ở châu Âu.